Cá nhân, tổ chức để được thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu giống cây trồng thì cần đảm bảo đủ điều kiện để được cấp loại Giấy phép này. Vậy hành vi tẩy xóa Giấy phép xuất nhập khẩu giống cây trồng được quy định về mức phạt thế nào?
Mục lục bài viết
1. Xử phạt tẩy xóa Giấy phép xuất nhập khẩu giống cây trồng:
Theo quy định nếu tiến hành xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng thì bắt buộc phải có giấy phép xuất khẩu nhập khẩu giống cây trồng theo đúng quy định. Hành vi cố ý tẩy xóa sửa chữa giấy phép nhập khẩu xuất khẩu giống cây trồng là hành vi được xác định vi phạm đối với lĩnh vực về trồng trọt. Cụ thể tại Điều 16 Nghị định 31/2023/NĐ-CP đã quy định về việc quản lý giấy phép chứng chỉ hành nghề về giống cây trồng với mức phạt tiền khác nhau nếu có hành vi vi phạm.
Cá nhân có thể bị áp dụng mức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng đối với hành vi cố ý sử dụng giấy phép chứng chỉ hành nghề với giống cây trồng của tổ chức cá nhân khác để thực hiện hành nghề:
+ Sử dụng quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng và quyết định công nhận giống cây trồng mới;
+ Có vi phạm trong việc sử dụng quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng mà không đủ điều kiện để sử dụng quyết định này;
+ Liên quan đến quyết định công nhận cây đầu dòng quyết định công nhận vườn cây đầu dòng;
+ Có hành vi sử dụng giấy phép chứng chỉ hành nghề như giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ kiểm định ruộng giống; hoặc liên quan đến nội dung giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng;
+ Sử dụng trái quy định chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng hoặc giấy phép xuất khẩu nhập khẩu giống cây trồng;
Cá nhân không chỉ bị xử phạt hành chính mà còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 của Điều này đó là buộc nộp lại số lợi bất chính hợp pháp thu được sau khi đã thực hiện hành vi vi phạm; Còn đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 của Điều này thì sẽ buộc nộp lại toàn bộ các quyết định giấy chứng nhận giấy phép chứng chỉ hành nghề về giống cây trồng cho cơ quan người có thẩm quyền đã cấp quyết định và giấy chứng nhận giấy phép chính trị hành nghề đó.
– Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 31/2023/NĐ-CP thì có quy định về mức phạt tiền cụ thể đối với cá nhân nêu trên còn đối với mức phạt tiền của tổ chức thì sẽ là gấp hai lần mức cá nhân đã được quy định. Như vậy, hành vi cố ý tẩy xóa, sửa chữa giấy phép xuất khẩu nhập khẩu là một trong những hành vi vi phạm đã được ghi nhận tại Điều 16 của Nghị định 31/2023/NĐ-CP. Cá nhân có hành vi vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 15 triệu đến 20 triệu đồng còn đối với tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền là từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng. Cá nhân, tổ chức sẽ buộc nộp lại giấy phép xuất khẩu nhập khẩu giống cây trồng hoặc các quyết định chứng chỉ hành nghề trái với quy định lại cho cơ quan có thẩm quyền.
2. Thẩm quyền của Chánh thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong xử phạt tẩy xóa Giấy phép xuất nhập khẩu giống cây trồng:
Cá nhân đang giữ vị trí là Chánh thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật; Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành: Cục Trồng trọt, Cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật là một trong những vị trí được Nhà nước trao thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến xử phạt hành vi tẩy xóa Giấy phép xuất nhập khẩu giống cây trồng.
+ Theo đó, mức phạt cảnh cáo đối được áp dụng với hành vi chưa có tính chất nghiêm trọng, mục đích mức phạt này chỉ mang tính nhắc nhở, răn đe;
+ Còn đối với hành vi vi phạm về trồng trọt (trừ phân bón) thì có thể áp dụng mức phạt tiền đến 25.000.000 đồng; còn đối với trường hợp có hành vi vi phạm về phân bón thì mức phạt tiền sẽ được cơ quan này áp dụng là 50.000.000 đồng;
+ Có thể áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn nếu nhận thấy sự cần thiết đối với hành vi vi phạm;
+ Ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về Trồng trọt (trừ phân bón); 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về phân bón;
– Đồng thời, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n, o và p khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
3. Hồ sơ, thủ tục để cá nhân tổ chức được cấp giấy phép xuất nhập khẩu giống cây trồng:
3.1. Hồ sơ cấp giấy phép xuất nhập khẩu giống cây trồng:
Để được cấp phép xuất, nhập khẩu giống cây trồng thì cá nhân tổ chức phải cần chuẩn bị hồ sơ và trình tự thủ tục theo đúng quy định. Căn cứ Điều 11 Nghị định 94/2019/NĐ-CP thì hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm các văn bản sau:
– Cá nhân, tổ chức chuẩn bị 01 văn bản đề nghị thể hiện rõ nội dung xin cấp phép xuất khẩu trong đó thể hiện rõ được thông tin và nêu được lý do chính đáng trong đơn đề nghị; Mẫu đơn đề nghị được thực hiện theo Mẫu số 01.XK năm trong Phụ lục 8 ban hành kèm theo nghị định này;
– Có thể nộp 01 tờ khai kỹ thuật ( lưu ý: mỗi giống chỉ nộp một lần khi xuất khẩu lần đầu được thực hiện theo Mẫu số 02.XK Phụ lục 8 được ban hành kèm theo nghị định này;
– Để chứng minh hoạt động kinh doanh là hợp pháp thì cần bảnsao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc căn cước công dân đối với cá nhân đăng ký xuất khẩu;
– Đối với trường hợp xuất khẩu, phục vụ nghiên cứu khảo nghiệm, hợp tác quốc tế thì cần có bản sao thỏa thuận hợp tác được dịch ra tiếng nước ngoài kèm theo bản dịch công chứng sang tiếng Việt;
– Trường hợp xuất khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm thì cần giấy xác nhận hoặc giấy mời tham gia hỗ trợ triển lãm của đơn vị tổ chức đó.
3.2. Về trình tự thủ tục xin cấp phép xuất khẩu giống cây trồng:
Bước 1. Tổ chức cá nhân chuẩn bị hồ sơ vào nộp đến Cục trồng trọt.
Hồ sơ được chuẩn bị theo các nội dung được hướng dẫn tại Mục 2.1. của bài viết này
Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ:
Cục trồng trọt sau khi nhận đầy đủ hồ sơ của tổ chức cá nhân thì trong thời gian 3 ngày làm việc phải tiến hành tổ chức xem xét tính hợp pháp của hồ sơ; Sau đó, tiến hành thông báo cho tổ chức cá nhân đối với trường hợp cần sửa đổi, bổ sung; còn trong trường hợp đã yêu cầu bổ sung nhưng cá nhân, tổ chức không hoàn thiện được trong thời gian 90 ngày kể từ ngày nhận được thông báo thì tổ chức cá nhân có trách nhiệm nộp lại hồ sơ theo đúng quy định;
Bước 3. Tiến hành thẩm định hồ sơ:
Theo quy đinh thì trong vòng 10 ngày làm việc, Cục trồng trọt có trách nhiệm trong việc tổ chức thẩm định hồ sơ cấp giấy phép xuất khẩu nếu đủ điều kiện thì cấp mẫu giấy phép xuất khẩu. Hiện nay, mẫu giấy chứng nhận được thực hiện theo Mẫu số 03.XK ghi nhận trong Phụ lục VIII ban hành kèm theo nghị định này.
Đồng thời đã hoàn tất thủ tục này thì phải đăng thông tin trên cổng thông tin điện tử của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trường hợp khi thẩm định hồ sơ mà nhận thấy tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện đươc cấp giấy chứng nhận thì phải trả lời bằng văn bản cụ thể và nêu rõ lý do chính đáng.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Nghị định số 94/2019/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác;
– Nghị định số 31/2023/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính về Trồng trọt.