Để có thể được tái bản xuất bản phẩm thì bắt buộc phải nhận được sự chấp thuận từ tác giả, chủ sở hữu hợp pháp cũng như có được quyết định tái bản. Vậy mức xử phạt tái bản xuất bản phẩm không có quyết định tái bản được quy định thế nào?
Mục lục bài viết
1. Xử phạt tái bản xuất bản phẩm không có quyết định tái bản:
Đề tái bản xuất bản phẩm phải đảm bảo một số điều kiện nhất định trong đó phải kể đến quyết định tái bản của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến vấn đề này. Căn cứ theo điểm b Khoản 4, Khoản 5 Điều 23 Nghị định 119/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định số 14/2022/NĐ-CP, nếu hành vi vi phạm quy định về quy trình, thủ tục trong hoạt động xuất bản thì có thể bị áp dụng mức phạt tiền từ 15 triệu đến 20 triệu đồng với một trong các hành vi như sau:
– Thực hiện việc xuất bản xuất bản phẩm nhưng lại không có xác nhận đăng ký xuất bản là cũng không cung cấp được giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh đối với từng xuất bản phẩm;
– Tự ý thực hiện việc xuất bản, tái bản xuất bản phẩm nhưng không có quyết định xuất bản tái bản đối với từng xuất bản phẩm;
– Trước khi đưa in, phát hành trên phương tiện điện tử đối với từng xuất bản phẩm phải thực hiện việc biên tập bản thảo và ký duyệt bản thảo trước khi thực hiện. Tuy nhiên, lại không tuân thủ quy định này và không có tổ chức biên tập bản thảo và cũng không ký duyệt bản thảo;
– Theo quy định về hồ sơ biên tập bản thảo và tài liệu có liên quan của xuất bản pháp đối với từng xuất bản phẩm phải được lưu trữ. Tuy nhiên, lại không có hành động lưu trữ hồ sơ biên tập này;
– Trên thực tế có những hành vi làm sai lệch nội dung bản thảo đã được ký duyệt và bản thảo, tài liệu không kinh doanh có dấu của cơ quan cấp giấy phép xuất bản đối với từng xuất bản phẩm hành vi này. Có thể kể đến như thay đổi làm sai lệch nội dung ban đầu bằng nhiều hình thức khác nhau;
– Trên cơ sở thực tiễn cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu sửa chữa đình chỉ phát hành hoặc thu hồi hoặc tiêu hiệu suất sản phẩm vì có những sai phạm nhất định nhưng lại không tuân thủ quy định này đối với từng xuất bản phẩm;
– Trong trường hợp nhận được yêu cầu từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với từng xuất bản phẩm về việc thẩm định nội dung tác phẩm tài liệu theo đúng quy định nhưng lại không thực hiện;
– Xét đến trường hơp không có văn bản chấp thuận của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật đối với từng xuất bản phẩm mà cố tình thực hiện hành vi xuất bản tác phẩm tài liệu và các tái bản xuất bản phẩm. Trong điều khoản này thì không chỉ cá nhân tổ chức bị áp dụng mức xử phạt hành chính mà biện pháp khắc phục hậu quả cũng sẽ được áp dụng trong trường hợp có hành vi vi phạm được quy định tại điểm a, b, d và h khoản 4 Điều này. Theo đó cá nhân bắt buộc phải bị thu hồi tiêu hủy xuất bản phẩm đối với hành vi vi phạm trên.
Bên cạnh đó, tại khoản 2, Điều 4 Nghị định 119/2020/NĐ- CP thì mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt đối với trường hợp này được quy định như sau: Đối với các hành vi vi phạm hành chính được quy định tại Chương II và Chương III của Nghị định này thì mức phạt tiền được áp dụng đối với tổ chức, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điều 6 Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo đó, tổ chức tái bản xuất xuất bản phẩm khi không nhận được quyết định tái bản có thể bị áp dụng mức xử phạt hành chính từ 15 triệu đến 20 triệu đồng đồng thời tổ chức vi phạm sẽ bị tác dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là thu hồi tiêu hủy xuất bản phẩm đối với hành vi của mình.
2. Thẩm quyền của Trưởng đoàn Thanh tra cục xuất bản trong việc xử phạt tổ chức tái bản xuất bản phẩm không có quyết định tái bản:
Hành vi tái bản xuất bản phẩm khi không có quyết định tái bản được trao thẩm quyền xử phạt cho nhiều cá nhân tổ chức trong đó phải kể đến Trưởng đoàn thanh tra của Cục xuất bản.Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 33 Nghị định 119/2020/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 14/2022/NĐ-CP thì Trưởng đoàn thanh tra của Cục xuất bản được trao thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính với các nội dung như sau:
Đối với trường hợp cá nhân đang giữ vị trí là Chánh thanh tra Sở, Trưởng đoàn thanh tra cấp Sở, Trưởng đoàn thanh tra của Cục báo chí, Cục phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử; Cục xuất bản, in và phát hành có thẩm quyền trong việc áp dụng mức xử phạt cảnh cáo;
Trong trường hợp hành vi vi phạm được đánh giá có tính chất mức độ vi phạm lớn hơn thì có thể bị áp dụng hình thức phạt tiền đến 100 triệu đồng; thậm chí có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc tổ chức này sẽ bị đình chỉ hoạt động có thời hạn;
Nếu nhận thấy sự cần thiết trong việc tịch thu tang vật và phương tiện vi phạm hành chính thì Trưởng đoàn Thanh tra cục xuất bản cũng được quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính tuy nhiên phải đảm bảo giá trị của tang vật phương tiện này không được vượt quá hai lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b của khoản 2 Điều 2 Nghị định 119/2020/NĐ-CP; Bên cạnh đó, tùy vào trường hợp cụ thể có thể được áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
Với quy định nêu trên tổ chức thực hiện việc tái bản xuất bản phẩm khi không có quyết định tái bản có thể bị áp dụng mức xử phạt vi phạm hành chính tối đa là 20 triệu đồng và Trưởng đoàn thanh tra của cuộc xuất bản được trao tặng quyền xử phạt đối với tổ chức này
3. Cá nhân có thẩm quyền ký quyết định phát hành xuất bản phẩm:
Như đã biết một tác phẩm để có thể được xuất bản phải có sự đồng ý từ tá giả, chủ sở hữu tác phẩm này và đồng thời cũng phải có được quyết định xuất bản bởi cơ quan có thẩm quyền cấp trước khi thực hiện hoạt động này. Theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Văn bản hợp nhất 28/VBHN-VPQH 2018 Luật Xuất bản về nhiệm vụ và quyền hạn của tổng giám đốc giám đốc nhà xuất bản như sau:
– Cá nhân giữ vị trí là Tổng giám đốc hoặc giám đốc nhà xuất bản có nhiệm vụ trong việc điều hành hoạt động của nhà xuất bản sao cho quá trình hoạt động đúng tôn chỉ mục đích và chức năng nhiệm vụ đã được ghi nhận trong giấy phép và quyết định thành lập nhà xuất bản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép;
– Cá nhân này có trách nhiệm trong hoạt động xây dựng bộ máy tổ chức và nhân lực của nhà xuất bản;
– Tiến hành tổ chức thực hiện việc đăng ký xuất bản tại Bộ Thông tin và truyền thông được hướng dẫn theo quy định tại Điều 22 của luật này;
– Khi xuất bản sản phẩm ra ngoài thị trường thì tổ chức này thực hiện việc thẩm định tác phẩm tài liệu quy định tại Điều 24 của luật này. Ngoài ra những tác phẩm tài liệu khác có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản cũng phải tuân thủ;
– Cá nhân đứng ra đại diện để ký hợp đồng liên kết xuất bản được quy định tại điểm b khoản 3 của Điều 23 của luật này trước khi ký quyết định xuất bản;
– Theo quy định thì trước khi in bản thảo của tác phẩm thì cần ký duyệt bản thảo hoàn chỉnh trước khi đưa ra in trên thực tế;
– Có thể thực hiện việc ký quyết định xuất bản đối với từng xuất bản phẩm đúng với giấy xác nhận đăng ký xuất bản kể cả việc in tăng số lượng;
– Đồng thời, cá nhân này có quyền ký quyết định phát hành xuất bản phẩm để đưa xuất bản phẩm ra ngoài thị trường; …
Với quy định nêu trên người có quyền quyết định phát hành xuất bản phẩm trước khi phát hành xuất bản phẩm ra thị trường được trao cho Tổng giám đốc hoặc giám đốc nhà xuất bản.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Văn bản hợp nhất 28/VBHN-VPQH 2018 Luật Xuất bản;
– Nghị định số 14/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử và Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản.