Hiện nay, nhiều cá nhân hộ gia đình sống ở các môi trường ven biển đã có những hành vi tư ý nuôi trồng thủy hải sản trên biển. Vậy theo quy định hiện nay thì xử phạt nuôi trồng thủy sản trên biển chưa được cấp phép như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Xử phạt nuôi trồng thủy sản trên biển chưa được cấp phép:
Câu hỏi: Bác Cảnh ở Hà Tĩnh đặt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi có câu hỏi muốn được luật sư giải đáp như sau: Tôi làm nghề đánh bắt hải sản ven bờ đã được nhiều năm. Nhà tôi gần biển nên quyết định quy hoạch để nuôi trồng hải sản trên biển. Tôi đã bị nhắc nhỡ về hành vi tự ý nuôi trồng thủy hải sản trên biển. Vậy, đối với hành vi của tôi thì có bị phạt hay không? Nếu có thì mức phạt như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn.
Chào Bác Cảnh, cảm ơn bác đã đặt câu hỏi cho chúng tôi, dựa trên các quy định mới nhất của pháp luật, chúng tôi xin giải đáp câu hỏi của bác như sau:
Căn cứ theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 17 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về điều kiện nuôi trồng thủy sản như sau:
– Đối với hành vi không đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè hoặc không đăng ký đối tượng thủy sản nuôi chủ lực thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
– Đối với hành vi không đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất hoặc trang thiết bị kỹ thuật theo quy định thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
– Đối với hành vi nuôi trồng thủy sản trên biển không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định thì sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Ngoài hình thức phạt tiền thì áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc phải di dời, tháo dỡ công trình nuôi thủy sản vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Ngoài ra, căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền trong hoạt động thủy sản như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền trong hoạt động thủy sản như sau:
– Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân trong lĩnh vực thủy sản có giá trị là 1.000.000.000 đồng.
– Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này đã được áp dụng đối với các hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điều 40 Nghị định này. Trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền sẽ bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
– Thẩm quyền để xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền để tiến hành xử phạt đối với cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức được xác định bằng hai lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.
Theo đó, trường hợp cá nhân Việt Nam nuôi trồng thủy sản trên biển không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép thì bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiềncó giá trị từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Ngoài ra, cá nhân vi phạm còn bị buộc di dời, tháo dỡ công trình nuôi thủy sản.
2. Thẩm quyền cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển hiện nay:
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có trách nhiệm thực hiện việc cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam trong phạm vi vùng biển tính từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm đến 06 hải lý thuộc phạm vi quản lý.
– Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ có trách nhiệm thực hiện việc cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam trong khu vực biển ngoài 06 hải lý, khu vực biển giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khu vực biển nằm đồng thời trong và ngoài 06 hải lý.
– Chính phủ quy định đối với việc việc cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 44 của Luật Thủy sản.
3. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản:
3.1. Quyền của tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản:
Căn cứ theo quy định hiện nay tại Điều 24 Luật thủy sản thì tổ chức, cá nhân nuôi trong thủy hải sản có quyền đây:
– Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi được giao đất, cho thuê đất để thực hiện việc nuôi trồng thủy sản theo quy định tại Điều 43 của Luật thủy sản, quyết định giao quyền sử dụng khu vực biển để nuôi trồng thủy sản theo quy định tại Điều 44 của Luật thủy sản;
– Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản được Nhà nước bảo vệ khi tổ chức, cá nhân khác xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp trong quá trình nuôi trồng thủy sản; được bồi thường các thiệt hại đối với trường hợp khi Nhà nước thu hồi đất, khu vực biển vì mục đích công cộng, quốc phòng, an ninh trong thời hạn được giao quyền sử dụng đất, quyền sử dụng khu vực biển theo quy định của pháp luật;
– Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản được thông báo về tình hình môi trường, dịch bệnh của những vùng nuôi trồng thủy sản, hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, thông tin về thị trường thủy sản;
– Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản được Nhà nước hỗ trợ để khôi phục sản xuất trong trường hợp bị thiệt hại do dịch bệnh, thiên tai theo quy định;
– Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản khi có yêu cầu.
3.2. Nghĩa vụ của Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản:
Căn cứ theo quy định hiện nay tại Điều 24 Luật thủy sản thì tổ chức, cá nhân nuôi trong thủy hải sản có nghĩa vụ đây:
– Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản sẽ được sử dụng diện tích đất, khu vực biển được giao đúng mục đích, ranh giới để nuôi trồng thủy sản và bảo vệ các công trình phục vụ chung cho nuôi trồng thủy sản;
– Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản có nhiệm vụ thực hiện nghĩa vụ tài chính về sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật;
– Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản thực hiện theo dõi, giám sát chỉ tiêu môi trường nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật;
– Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản có nhiệm vụ phải tuân thủ quy định về phòng, chống thiên tai; bảo đảm an toàn cho người và tài sản trong quá trình thực hiện việc nuôi trồng thủy sản; tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, an toàn sinh học, bảo vệ môi trường;
– Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản sử dụng trang thiết bị, giống thủy sản, thức ăn, thuốc thú y thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo quy định;
– Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản có nhiệm vị lưu giữ hồ sơ về giống thủy sản, thức ăn, thuốc thú y thủy sản và sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản dùng trong quá trình nuôi trồng thủy sản và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình nuôi trồng thủy sản để bảo đảm truy xuất nguồn gốc;
– Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nuôi trồng thủy sản, chất lượng, an toàn thực phẩm của sản phẩm nuôi trồng thủy sản do cơ sở cung cấp; chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình nuôi trồng thủy sản;
– Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản có nhiệm vụ cập nhật thông tin, báo cáo tình hình nuôi trồng thủy sản vào cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản;
– Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản phải trả lại đất, khu vực biển nuôi trồng thủy sản khi có quyết định thu hồi theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật thủy sản 2017;
– Nghị định 42/2019/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.