Điều kiện thành lập và hoạt động của trường mầm non tư thục? Mức xử phạt đối với cơ sở mầm non tư thục hoạt động không phép?
Hiện nay, với nhu cầu dạy và học của con người ngày một phát triển thì nhiều cơ sở giáo dục theo các cấp từ mồm non đến trung học phổ thông được đăng ký thành lập và đi vào hoạt động rất phổ biến. Trong đó có cả những trường học công lập và trường học tư thục nhưng về mặt bằng chung thì tất cả các cơ sở đều phải được đáp ứng đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, các trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu dạy và học. Điều quan trọng nhất là các cơ sở phải được cấp giấy phép hoạt động của cơ quan có thẩm quyền.
Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568
1. Điều kiện thành lập và hoạt động của trường mầm non tư thục
Điều kiện thành lập và hoạt động nhóm lớp mầm non tư thục theo quy định
Điều kiện thành lập và hoạt động nhóm trẻ tư thục được quy định tại Nghị định Số: 07/VBHN-BGDĐT quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục như sau
Điều kiện thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ công lập; cho phép thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục:
– Có đề án thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
– Đề án thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển.
Như vậy , nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục là những cơ sở giáo dục mầm non được thành lập dưới sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền, được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và đảm bảo kinh phí hoạt động bởi nguồn ngân sách nhà nước., Chủ nhóm trẻ, chủ lớp mầm non tư thục là một cá nhân, là công dân Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, không vi phạm các quy định của pháp luật, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, có sức khỏe tốt đảm bảo được yêu cầu công việc và có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên, có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em hoặc chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục.
Về đội ngũ giáo viên
Nhóm trẻ tư thục phải có giáo viên đạt trình độ chuẩn:
– Giáo viên phải có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm đối với giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học;
– Giáo viên phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở;
– Giáo viên phải có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông;
– Giáo viên phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với nhà giáo giảng dạy cao đẳng, đại học; có bằng thạc sĩ trở lên đối với nhà giáo giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận văn thạc sĩ; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận án tiến sĩ.
Về cơ sở vật chất
– Có phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em an toàn; diện tích phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em bảo đảm ít nhất 1,5 m2 cho một trẻ em;
– Có chỗ chơi, có hàng rào và cổng bảo vệ an toàn cho trẻ em;
– Những nơi có tổ chức ăn cho trẻ em phải có bếp riêng, an toàn; bảo đảm phòng chống cháy nổ và vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Có đủ nước sạch dùng cho sinh hoạt và đủ nước uống hàng ngày cho trẻ em.
Về trang thiết bị
– Thiết bị tối thiểu cho trẻ em gồm: Chiếu hoặc thảm ngồi chơi, giường nằm, chăn, gối, màn để ngủ, dụng cụ đựng nước uống, đồ dùng, đồ chơi và giá để, giá để khăn và ca, cốc, có đủ bô đi vệ sinh và tài liệu phục vụ hoạt động chơi và chơi – tập có chủ đích;
– Tài liệu cho người nuôi dạy trẻ em, gồm: Bộ tài liệu hướng dẫn thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em; sổ theo dõi trẻ; sổ theo dõi tài sản của nhóm trẻ; tài liệu dùng để phổ biến kiến thức nuôi dạy con cho cha mẹ.
Lưu ý: Đối với những nơi mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non chưa đáp ứng đủ nhu cầu đưa trẻ em tới trường, lớp, các cá nhân có thể tổ chức nhóm trẻ nhằm đáp ứng nhu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em của phụ huynh và phải đăng ký hoạt động với Ủy ban nhân dân cấp xã, bảo đảm các điều kiện đăng ký hoạt động như sau:
– Số lượng trẻ em trong nhóm trẻ tối đa là 07 trẻ em;
– Người chăm sóc trẻ em có đủ sức khỏe, đủ năng lực chịu trách nhiệm dân sự và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định;
– Cơ sở vật chất phải bảo đảm các điều kiện tối thiểu như sau: Phòng nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em có diện tích tối thiểu là 15 m2; bảo đảm an toàn, thoáng, mát; có đồ chơi an toàn, phù hợp lứa tuổi của trẻ em; có đủ đồ dùng và các thiết bị phục vụ nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em; có đủ nước uống và nước sinh hoạt cho trẻ em hằng ngày; có phòng vệ sinh và thiết bị vệ sinh phù hợp với trẻ em; có tài liệu hướng dẫn thực hiện chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Nhiệm vụ
– Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và phòng giáo dục và đào tạo về hoạt động của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục do mình quản lý;
– Chỉ đạo, điều hành hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục;
– Đảm bảo an toàn cho trẻ em, giáo viên và nhân viên trong nhóm, lớp;
– Đầu tư và quản lý cơ sở vật chất thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ của nhóm, lớp theo quy định;
– Có trách nhiệm trả tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và các chi phí khác cho giáo viên, nhân viên;
– Có kế hoạch kiểm tra sức khỏe định kỳ và thực hiện chế độ nghỉ hè, nghỉ lễ cho giáo viên, nhân viên theo quy định của nhà nước;
– Công khai các nguồn thu, thực hiện thu chi tài chính theo quy định hiện hành.
Theo đó, tổ chức, cá nhân muốn thành lập cơ sở giáo dục mầm non tư thục thì phải đáp ứng các điều kiện trên thì tiến hành xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập theo các bước quy định tại Điều 11
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra trên thực tế và có ý kiến bằng văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nêu rõ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập đủ hay không đủ điều kiện thành lập.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu chưa quyết định thì có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân và Phòng Giáo dục và Đào tạo nêu rõ lý do.
Như vậy, để cóp thể làm chủ sở hữu trường mầm non tư thục thì phải đáp ứng những điều kiện trên, thủ tục thành lập nhóm lớp mầm non tư thục thì cần thực hiện đầy đủ về điều kiện làm chủ, thủ tục thành lập nhóm lớp mầm non tư thục theo quy đinh của pháp luật hiện hanh về các trinh tự và thủ tục quy định theo luật định.
2. Mức xử phạt đối với cơ sở mầm non tư thục hoạt động không phép
Theo quy định tại khoản 4, Điều 14 của
“Đối với những nơi mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non chưa đáp ứng đủ nhu cầu đưa trẻ tới trường, lớp, các cá nhân có thể tổ chức nhóm trẻ nhằm đáp ứng nhu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ của phụ huynh và phải đăng ký hoạt động với Ủy ban nhân dân cấp xã”.
Như vậy, khi thành lập nhóm trẻ tư thực, cá nhân, tổ chức thành lập phải đăng ký hoạt động nhóm trẻ với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mở nhóm trẻ. Do đó việc nhóm trẻ tự do hoạt động mà không đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã là vi phạm quy định của pháp luật về quản lý các cơ sở giáo dục tại địa phương.
Hiện nay, về vấn đề xử phạt hành chính đối với hành vi thành lập nhóm trẻ nhưng không đăng ký hoạt động với Ủy ban nhân dân cấp xã, tại khoản 3, Điều 5 của
Cụ thể mức phạt cũng như những biện pháp khắc phục đã được quy định chi tiết như sau :
“Phạt tiền đối với hành vi tự ý thành lập cơ sở giáo dục theo các mức phạt sau đây:
a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục mầm non;
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
b) Buộc giải thể cơ sở giáo dục, tổ chức thuộc cơ sở giáo dục đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này”.
Với những quy định ở trên áp dụng đối với trường hợp bạn đang thắc mắc thì việc không đăng kí hoạt động của cơ sở dạy trẻ này với chính quyền sẽ bị xử phạt hành chính. Chính quyền tại phương sẽ tiến hành xử phạt hành chính đối với cơ sở mầm non tư thục theo các căn cứ tại Điều 5 Nghị định 138/2013/NĐ-CP như đã trình bày ở trên.