Quy tắc dừng, đỗ xe khi tham gia giao thông? Xử lý trong trường hợp dừng xe trong bóng râm để đợi đèn đỏ? Thẩm quyền xử phạt các trường hợp vi phạm về việc dừng, đỗ xe?
Khi tham gia giao thông, thì người điều khiển phương tiện cần chấp hành theo đúng các hiệu lệnh của hệ thống báo hiệu đường bộ. Hệ thống báo hiệu đường bộ không chỉ dừng lại ở phạm vi hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, mà còn phải chấp hành hiệu lệnh của hệ thống báo hiệu đường bộ, tức đèn giao thông. Việc dừng xe theo hiệu lệnh của hệ thống báo hiệu đường giao thông cũng cần phải tuân theo những quy tắc nhất định. Với những hành vi chấp hành không đúng quy tắc sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Luật sư
1. Quy tắc dừng, đỗ xe khi tham gia giao thông
Trong hệ thống tín hiệu giao thông, thì tín hiệu đèn giao thông là thành phần không thể thiếu, trên hầu hết các tuyến đường giao thông ở thành phố, đô thị đều phải có đèn giao thông, tín hiệu giao thông gồm ba hiệu lệnh đó chính là tín hiệu xanh, tín hiệu đỏ, tính hiệu vàng.
Khi gặp tín hiệu xanh, thì được điều khiển phương tiện giao thông đi tiếp. Khi gặp tín hiệu đỏ, thì người phải điều khiển phương tiện giao thông dừng lại trước vạch dừng. Khi gặp tín hiệu vàng, thì người điều khiển phương tiện giao thông phải dừng lại trước vạch dừng, trong trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp. Còn nếu gặp tín hiệu vàng nhấp nháy là thì được điều khiển phương tiện đi tiếp nhưng điều khiển phương tiện giảm tốc độ, chú ý quan sát và phải nhường đường cho người đi bộ qua đường.
Trong Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT do Tổng cục Đường bộ Việt Nam biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2019 quy định về vạch dừng như sau:
Vạch dừng là được sử dụng để xác định vị trí dừng xe để chờ tín hiệu cho phép đi tiếp. Vạch dừng được dùng để người điều khiển phương tiện giao thông xác định vị trí mà họ phải dừng lại khi có tín hiệu đèn đỏ hoặc khi có biển số R.122. Ngoài ra, trong trường hợp trên nhánh đường dẫn tới nút giao cùng mức với đường sắt, hoặc trên làn chờ rẽ trái trong phạm vi nút giao, trước vị trí vạch người đi bộ qua đường thì vạch kẻ đường cũng đóng vai trò để người điều khiển phương tiện giao thông xác định vị trí phải dừng lại.
Vạch dừng là vạch liền nét màu trắng, có bề rộng có thể là 20 cm, 30 cm, hoặc 40 cm. Vạch dừng được kẻ ngang toàn bộ bề rộng đường của hướng xe chạy. Thông thường, vạch dừng xe cần đặt ở vị trí để người tham gia giao thông dễ dàng quan sát. Và vạch dừng có thể kết hợp với vạch chữ “STOP” để báo hiệu. Về vị trí đặt vạch dừng xe trên thực tế, thì tại các nút giao cùng mức, vạch dừng xe được đặt trùng với đường kéo dài của bó vỉa trục đường giao khi trên nhánh dẫn không bố trí vạch đi bộ cắt qua đường; còn trong trường hợp trên nhánh dẫn có bố trí vạch đi bộ cắt qua đường thì vạch dừng xe nên đặt cách mép vạch người đi bộ qua đường trong khoảng từ 1,5m đến 3 m. Trong một số trường hợp không kẻ vạch dừng, thì vị trí đặt đèn tín hiệu gần nhất được coi như là vạch dừng
Như vậy, người điều khiển phương tiện giao thông phải điều khiển cho xe dừng lại trước vạch dừng xe trong thời gian tín hiệu đèn đỏ hoặc phải dừng lại quan sát trước khi cắt qua vạch dừng xe nếu biển số R.122. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải điều khiển xe dừng sát với vạch dừng, không được vượt qua vạch dừng cũng như không được điều khiển dừng lại cách vạch dừng một khoảng trong trường hợp họ hoàn toàn có thể điều khiển xe dừng sát trước vạch dừng.
Trong các trường hợp cá nhân điều khiển xe vượt quá vạch dừng hoặc không đúng vị trí, cách vạch dừng một khoảng thì sẽ bị xử lý.
2. Xử lý trong trường hợp dừng xe trong bóng râm để đợi đèn đỏ?
Luật Giao thông Đường bộ 2008 và các văn bản hướng dẫn đã đưa ra các quy định đối với người điều khiển phương tiện mô tô, xe gắn máy lưu thông trên đường bộ phải chấp hành quy tắc, biển báo hiệu giao thông trên đường, cũng như việc dừng, đỗ phương tiện phải đúng nơi quy định.
Thời tiết nắng nóng gay gắt, khiến cho việc tham gia giao thông gặp rất nhiều khó khăn, mệt mỏi, do vậy, khi gặp tín hiệu đỏ của đèn tín hiệu giao thông, thì rất nhiều người tham gia giao thông lựa chọn đứng dưới các bóng râm để chờ qua thời gian đèn đỏ. Việc dừng lại đột nhiên dưới các bóng râm, và quá nhiều người dừng lại ở các bóng râm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động tham gia giao thông, như gây ách tắc, ùn tắc giao thông cho các phương tiện phía dưới; các phương tiện phía sau phải phanh gấp, dễ gây tai nạn nếu phương tiện trên đột ngột nhiên dừng lại,…
Như vậy, trường hợp các phương tiện tìm bóng râm để đỗ xe chờ đèn đỏ mà gây cản trở giao thông là hành vi vi phạm pháp luật. Từ đó, pháp luật đã quy định về các trường hợp không tuân thủ quy tắc dừng xe khi gặp đèn đỏ.
Khi đó, người tham gia giao thông phải chịu xử phạt hành chính theo quy định tại
Tại điểm đ, Khoản 4 Điều 5 của Nghị định số 100/2019/NĐ- CP quy định như sau:
“4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
đ) Dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông;”
Như vậy, mức phạt đối với hành vi dừng xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô không đúng vị trí khi dừng chờ đèn đỏ dưới bóng râm từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Bên cạnh đó thì tại điểm b, Khoản 11 Điều 5 quy định:
“11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”
Như vậy, ngoài hình phạt chính là phạt tiền, thì người điều khiển xe ô tô mà vi phạm quy định khi giam tha giao thông về việc dừng xe khi gặp đèn đỏ, dừng xe không đúng vị trí thì còn chịu hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Điểm đ Khoản 2 Điều 6
“2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
đ) Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 03 xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật;”
Theo đó, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về việc dừng đỗ xe bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.
Tại điểm e, khoản 2 Điều 7 của Nghị định 100/2019/NĐ- CP quy định như sau:
“2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
e) Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị trái quy định; dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, các chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; rời vị trí lái, tắt máy khi dừng xe; mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn;”
Như vậy, đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) vi phạm quy tắc giao thông đường bộ về việc dừng đỗ xe khi gặp đèn đỏ thì sẽ bị xử phạt với mức phạt là từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.
Người tham gia giao thông bằng xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác mà vi phạm quy định về việc dừng đỗ xe không đúng quy định cũng sẽ bị phạt, theo quy định sau:
“1. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
k) Để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật; đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông, đỗ xe trên đường xe điện, đỗ xe trên cầu gây cản trở giao thông;” (điểm k, Khoản 1 Điều 8)
Như vậy, mức phạt từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.
3. Thẩm quyền xử phạt các trường hợp vi phạm về việc dừng, đỗ xe
Tại Điều 74 của Nghị định 100/2019/NĐ- CP quy định về thẩm quyền xử phạt hành chính như sau:
“1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình.
2. Cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:
a) Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11;
….
3. Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:
a…. điểm đ, khoản 4…. Điều 5;
b. … điểm đ, …. khoản 2; ….Điều 6;
c… điểm e… khoản 2; …. Điều 7;
d. …. điểm k, … khoản 1;…. Điều 8;”
Như vậy, thẩm quyền xử phạt hành chính thuộc về Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong phạm vi họ có thẩm quyền xử lý; Cảnh sát giao thông; Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính