Hợp đồng vận tải được ký kết không chỉ có sự ràng buộc nghĩa vụ với nhau mà các bên còn có trách nhiệm với những quy định khác của Nhà nước khi tham gia vận tải hành khách. Vậy, Nhà nước quy định về xử phạt không có hợp đồng vận tải, danh khách hành khách ra sao? Tài xế lái xe có quyền hạn hay trách nhiệm gì?
Mục lục bài viết
- 1 1. Hợp đồng vận chuyển hành khách phải được ký kết khi nào?
- 2 2. Xử phạt hành chính lái xe vận chuyển hành khách không mang theo hợp đồng vận chuyển, danh sách khách hàng:
- 3 3. Quyền hạn và trách nhiệm của tài xế lái xe theo hợp đồng vận tải:
- 4 4. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng vận chuyển:
1. Hợp đồng vận chuyển hành khách phải được ký kết khi nào?
Theo Khoản 2 Điều 7 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng như sau:
Hợp đồng vận chuyển được hiểu là sự thỏa thuận, thống nhất ý chí của các bên với nhau về vấn đề vận chuyển hành khách. Trước khi thực hiện ký kết thì các bên tổ chức ít nhất một buổi đàm phán và ký kết với nhau về việc vận chuyển giữa đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng với người thuê vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe (bao gồm cả thuê người lái xe).
Khi các bên đã ký kết và chịu sự ràng buộc bởi hợp đồng thì theo quy định tại Điều 524 Bộ luật dân sự 2015 bên vận chuyển có nghĩa vụ như sau:
– Thực hiện việc chuyên chở hành khách đúng theo địa điểm đã giao kết với nhau đó là từ địa điểm xuất phát đến đúng địa điểm, đến đúng giờ, những phương tiện đã thoả thuận một cách an toàn, theo đúng lộ trình; Phương tiện được sử dụng vận chuyển hành khách phải bảo đảm đủ chỗ cho hành khách và không chuyên chở vượt quá trọng tải;
– Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với hành khách là nghĩa vụ mà người thực hiện vận chuyển phải thực hiện theo quy định của pháp luật;
– Đảm bảo đúng thời gian xuất phát như đã thông báo cho hành khách hoặc theo thỏa thuận;
– Quá trình chuyên chở có thể thực hiện vận chuyển cả hành lý nên những loại hành lý này phải được trả lại cho khách hoặc người có quyền nhận hành lý tại địa điểm thoả thuận theo đúng thời gian, lộ trình;
– Nếu các bên có thỏa thuận là hoàn trả cước phí vận chuyển thì bên vận chuyển phải hoàn trả cho hành khách khoản tiền cước phí vận chuyển theo đúng thoả thuận ban đầu hoặc theo quy định của pháp luật.
2. Xử phạt hành chính lái xe vận chuyển hành khách không mang theo hợp đồng vận chuyển, danh sách khách hàng:
2.1. Quy định về việc mang theo hợp đồng vận tải, danh sách hành khách:
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 7 Nghị định 10/2020/NĐ-CP về trách nhiệm của người lái xe vận chuyển hành khách trong hợp đồng kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng như sau:
Người lái xe khi thực hiện vận chuyển hành khách, bắt buộc phải mang giấy tờ theo quy định của Luật giao thông đường bộ như bằng lái xe, giấy đăng ký xe và ngoài ra, phải thực hiện các quy định sau:
– Khi lưu thông vận chuyển khách thì phải mang theo hợp đồng vận chuyển bằng văn bản giấy của đơn vị kinh doanh vận tải đã ký kết (trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này);
– Số lượng hành khách trên xe phải được ghi nhận vào trong một văn bản. Thông thường được đơn vị kinh doanh lập thành danh sách hành khách có dấu xác nhận của đơn vị kinh doanh vận tải (trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này);
– Hợp đồng điện tử có thể được áp dụng trong việc kiểm soát thông tin này. Theo đó, lái xe cài đặt thiết bị để truy cập được nội dung của hợp đồng điện tử và danh sách hành khách kèm theo do đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp;
– Trường hợp ngoại lệ, lái xe khi thực hiện công việc theo hợp đồng vận chuyển phục vụ đám tang, đám cưới thì không bắt buộc phải áp dụng quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản này.
Với quy định nêu trên, người lái xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng bắt buộc mang theo hợp đồng vận chuyển, danh sách hành khách trên hành trình lưu thông đã thỏa thuận trước đó trừ trường hợp thực hiện hợp đồng vận chuyển phục vụ đám tang, đám cưới.
2.2. Mức xử phạt khi không có hợp đồng vận tải, danh sách hành khách:
Theo điểm h khoản 5, điểm a khoản 8 Điều 23
+ Lái xe thực hiện việc điều khiển xe vận chuyển khách du lịch, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng, mà sử dụng hợp đồng bằng văn bản giấy nhưng khi vận chuyển không có hoặc không mang theo danh sách hành khách theo quy định, chở người không có tên trong danh sách hành khách hoặc vận chuyển không đúng đối tượng theo quy định (đối với xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng vận chuyển học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân viên đi học, đi làm việc),
+ Người thực hiện vận chuyển không có hoặc không mang theo hợp đồng vận chuyển hoặc có hợp đồng vận chuyển nhưng không đúng theo quy định;
– Ngoài việc bị áp dụng mức phạt tiền, thì người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
+ Cá nhân thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 (trường hợp vượt trên 50% đến 100% số người quy định được phép chở của phương tiện);
Với những hành vi được quy định tại điểm c, điểm d, điểm e khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l, điểm m, điểm o, điểm q khoản 5; khoản 6; điểm b khoản 7 Điều này có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
Như vậy, người lái xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng không mang theo hợp đồng vận chuyển sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền là từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Đồng thời, tùy thuộc vào hành vi vi phạm đã quy định thì người lái xe vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
3. Quyền hạn và trách nhiệm của tài xế lái xe theo hợp đồng vận tải:
Tại Điều 45 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT thì người lái xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, du lịch được trao quyền hạn đồng thời cũng bị ràng buộc trách nhiệm trong việc vận tải hành khách như sau:
– Thứ nhất, có trách nhiệm thực hiện đúng, đầy đủ quy trình để việc vận chuyển đảm bảo an toàn giao thông quy định tại Điều 4 của Thông tư này;
– Thứ hai, lộ tình ban đầu hai bên ký kết cần được thực hiện theo đúng nội dung thỏa thuận. Cá nhân này thực hiện vận chuyển hành khách theo đúng hành trình, lịch trình đã báo cáo với Sở Giao thông vận tải. Trang phục đúng theo quy định như đeo thẻ tên, mặc đồng phục theo đúng quy định của đơn vị kinh doanh vận tải;
-Thứ ba, cá nhân lái xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng phải cần tuân thủ theo đúng quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 6 và khoản 7 Điều 7 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP. Trong quá trình vận tải khách du lịch thì người lái xe phải thực hiện quy định tại khoản 3, khoản 4 và khoản 7 Điều 8 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP.
– Thứ tư, khi người lái xe điều khiển phương tiện mà có thể dùng các phần mềm ứng dụng để phục vụ cho kết nối vận tải trong quá trình vận chuyển hành khách thì bắt buộc phải có thiết bị truy cập được giao diện thể hiện hợp đồng vận tải điện tử, danh sách hành khách theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư này;
– Thư năm, cá nhân có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh phương tiện. Trong quá trình vận tải phải đảm bảo hoạt động của camera, giám sát hành trình nên người lái xe không được tác động bằng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc làm nhiễu) sóng GPS, GSM hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình, camera lắp trên xe (đối với các loại xe thuộc đối tượng phải lắp);
– Thứ sáu, có quyền từ chối vận chuyển đối với hành khách khi xuất hiện hành vi gây mất an ninh, trật tự, an toàn trên xe; những loại hàng hóa nằm trong danh sách hàng cấm chối vận hàng dễ cháy, nổ, hoặc động vật sống mà Nhà nước đã quy định;
– Thứ bảy, Khi được giao phương tiện để vận tải khách nếu nhận thấy phương tiện không đảm bảo các điều kiện về an toàn, phương tiện không lắp thiết bị giám sát hành trình, camera (đối với loại xe thuộc đối tượng phải lắp) hoặc có lắp nhưng không hoạt động thì hoàn toàn có quyền từ chối điều khiển phương tiện này và yêu cầu sửa chữa hoặc giao cho mình một phương tiện đảm bảo điều kiện;
– Thứ tám, Vận tải khách không được quá số người được cấp phép và không vượt quá khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông. Thông tin này được ghi nhận trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe ô tô; Việc kiểm soát hành lý phải thật sự chặt chẽ, cách sắp xếp hành lý phải xếp dàn đều trong khoang chở hành lý, đảm bảo không bị xê dịch trong quá trình vận chuyển; nghiêm cấm hoàn toàn việc chở hàng cấm, hàng dễ cháy, nổ, động vật sống, hàng hóa là thực phẩm bẩn.
– Thứ chín, Người lái xe cần có trách nhiệm trong việc thực hiện các quy định khác tại Luật Giao thông đường bộ, Nghị định số 10/2020/NĐ-CP hoặc quy định pháp luật có liên quan.
4. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng vận chuyển:
Trong quá trình vận tải khách hàng, không may xảy ra những sự kiện gây những thiệt hại đối với hành khách cũng như hành lý kèm theo của khách thì bên vận chuyển phải có trách nhiệm giải quyết trong vấn đề này. Theo quy định tại Điều 528 Bộ luật dân sự 2015 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
– Trên thực tế nếu có ảnh hưởng đến tính mạng, sức khoẻ và hành lý của hành khách bị thiệt hại thì bên vận chuyển có trách nhiệ bồi thường theo quy định của pháp luật;
– Xét về yếu tố lỗi, nếu hành khách là bên có lỗi dẫn đến thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và hành lý của hành khách thì bên vận chuyển không có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại về vấn đề này;
– Ngoài ra, khi hành khách có hành vi vi phạm về điều kiện vận chuyển đã được các bên thoả thuận, quy định của điều lệ vận chuyển mà trực tiếp hoặc gián tiếp gây thiệt hại cho bên vận chuyển hoặc người thứ ba thì phải bồi thường về hành vi của mình.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ Luật Dân sự năm 2015;
– Nghị định số 10/2020/NĐ–CP của Chính phủ: Quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
–
– Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải: Quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.