Quyền của cá nhân đối với hình ảnh và quyền được bảo vệ danh dự nhân phẩm, uy tín? Xử phạt đối với hành vi xâm phạm quyền hình ảnh và quyền được bảo vệ về nhân phẩm, danh dự, uy tín của cá nhân? Xử phạt khi vu khống, xúc phạm, sử dụng hình ảnh người khác trái phép?
Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Theo đó, cá nhân có quyền đối với hình ảnh và được bảo vệ về danh dự, nhân phẩm uy tín là một nội dung quan trọng trong quyền nhân thân của con người và được ghi nhận trong quy định tại Bộ luật dân sự. Quyền nhân thân nói chung, quyền đối với hình ảnh cá nhân, quyền được bảo vệ về danh dự, nhân phẩm nói riêng có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống tinh thần của cá nhân. Mỗi hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân đều bị xử lý theo pháp luật.
Tư vấn về hành vi vu khống, xúc phạm, sử dụng hình ảnh người khác trái phép: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh và quyền được bảo vệ danh dự nhân phẩm, uy tín
Quyền của cá nhân đối với hình ảnh được ghi nhận tại điều 32 Bộ luật dân sự 2015 cụ thể như sau:
“Điều 32. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh
1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.
Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:
a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu
Hình ảnh là sự phản ánh bên ngoài hình thể của con người, hình ảnh thu được nhờ khí cụ quang học như máy ảnh và con người nhận biết được nó bằng thị giác. Quyền đối với hình ảnh là quyền nhân thân của cá nhân; cá nhân hoàn toàn được phép định đoạt những gì mình muốn với hình ảnh của mình, không một ai được quyền ngăn cản hay được phép xâm phạm.
Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý, cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội. Quyền này được Hiến định thể hiện thông qua các quyền được tôn trọng, quyền được sử dụng, quyền được bảo vệ khi bị xâm phạm: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn”.
Khi chủ thể có hình ảnh bị xâm phạm trên mạng xã hội thì có quyền tự mình hoặc được quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm. Trong trường hợp người thực hiện hành vi xâm phạm không có những biện pháp chấm dứt ngay hành vi của mình và ngăn ngừa hậu quả xảy ra, chủ thể có quyền đối với hình ảnh bị xâm phạm được áp dụng các biện pháp khác để bảo vệ quyền hình ảnh của mình.
Quyền của cá nhân được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín được quy định tại điều 34
Điều 34. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín
1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
2. Cá nhân có quyền yêu cầu
Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
3. Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.
4. Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.
5. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.
Căn cứ theo Điều 20
“Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.”
Tuy nhiên có thể thấy rằng mặc dù ghi nhận về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân và quyền được bảo vệ danh dự, uy tín của tổ chức nhưng hệ thống các văn bản pháp luật Việt Nam lại chưa đưa ra một khái niệm cụ thể về danh dự, nhân phẩm và uy tín.
Mặc dù vậy, theo quan niệm thông thường của xã hội có thể hiểu các thuật ngữ danh dự, nhân phẩm, uy tín như sau:
Danh dự: Là một phạm trù mang tính chất xã hội nhằm cụ thể hóa và phân biệt giữa chủ thể này và chủ thể khác của các quan hệ pháp luật dân sự, là sự đánh giá xã hội đối với một người, một tổ chức cụ thể. Danh dự là yếu tố luôn gắn liền với một chủ thể nhất định và là một trong những yếu tố để khẳng định vị trí, vai trò và uy tín của chủ thể đó trong xã hội.
Đối với tổ chức, danh dự là sự đánh giá của xã hội và sự tín nhiệm của mọi người đối với hoạt động của tổ chức đó.
Nhân phẩm: Là phẩm chất, là giá trị của con người, là một yếu tố nhân thân gắn liền với một con người nhất định và được pháp luật bảo vệ.
Uy tín: Uy tín là giá trị về mặt đạo đức, tài năng được công nhận ở một cá nhân thông qua hoạt động thực tiễn của mình mà mọi người trong một tổ chức, một dân tộc cảm phục, tôn kính và tự nguyện nghe theo.
Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm và uy tín đã quy định những cách thức đầu tiên để thực hiện quyền của mình. Qua đó, cá nhân có thể thông qua tòa án để thực hiện Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm và uy tín của cá nhân. Cá nhân có quyền yêu cầu tòa án bác bỏ những thông tin làm ảnh hưởng tới bản thân. Ngoài ra, tại khoản 2 còn có quy định bảo vệ cả danh dự, nhân phẩm và uy tín cho những người đã mất.
Điều này thể hiện tính nhân văn cao của pháp luật. Vì danh dự, nhân phẩm và uy tín là mức thang đánh gia con người do đó với một xã hội nền tảng là gia đình như Việt Nam thì danh dự , nhân phẩm và uy tín của 1 con người cũng có thể tác động rất lớn tới danh dự, nhân phẩm và uy tín của các thành viên khác hoặc cả gia đình. Khi con sống các cá nhân có thể tự bảo vệ mình tuy nhiên khi đã mất cá nhân không thể làm được việc đó. Việc để thân nhân sử dụng Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm và uy tín giúp người đã mất mang tính nhân văn khi nó phần nào an ủi được vong linh người đã mất mà còn gián tiếp bảo vệ danh dự, nhân phẩm và uy tin của những người cón sống.
2. Xử phạt đối với hành vi xâm phạm quyền hình ảnh
2.1. Xử phạt đối với hành vi xâm phạm quyền hình ảnh
Các hành vi xâm phạm quyền của các cá nhân đối với hình ảnh trong nhiều trường hợp gây ảnh hưởng; tác động xấu đến tinh thần; danh dự và nhân phẩm của các cá nhân có hình ảnh. Trong trường hợp phát hiện bất kỳ hành vi nào xâm phạm đến quyền nhân thân đối với hình ảnh của mình cá nhân có quyền:
Yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.
Mức xử phạt đối với hành vi xâm phạm hình ảnh cá nhân
Theo Khoản 3 Điều 51 Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo, hành vi sử dụng hình ảnh cá nhân trong quảng cáo mà không có sự đồng ý của người đó có thể bị xử phạt với mức từ 20.000.000 – 30.000.000 đồng.
“Điều 51. Vi phạm quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định;
b) Quảng cáo có sử dụng hình ảnh; lời nói; chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý; trừ trường hợp được pháp luật cho phép.”
Trong lĩnh vực báo chí và xuất bản; hành vi đăng; phát ảnh của cá nhân mà không được sự đồng ý của người đó; trừ các trường hợp pháp luật có quy định khác sẽ bị xử phạt từ 1.000.000 – 3.000.000 đồng.
Trường hợp sử dụng hình ảnh sai sự thật nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trên mạng xã hội có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng về hành vi “Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật”.Trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 592
2.2. Xử phạt đối với hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm, uy tín của người khác
– Về xử phạt hành chính
Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác có thể bị phạt hành chính theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013 NĐ-CP như sau: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi như có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.
Như vậy nếu có các hành vi như trên xúc phạm nghiêm trọng danh dự nhân phẩm của người khác thì sẽ bị xử phạt hành chính tùy theo mức độ vi phạm. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng khi có hành vi cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân.( Điểm a Khoản 3 Điều 64 Nghị định 174/2013 NĐ-CP)
– Về trách nhiệm bồi thường dân sự
Căn cứ Ðiều 592
“Điều 592. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
c) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”
Tại Mục 3 Phần II Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP Nghị quyết hướng dẫn quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có quy định như sau:
Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm gồm có thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm; thiệt hại do danh dự, uy tín của tổ chức bị xâm phạm.
– Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại bao gồm: chi phí cần thiết cho việc thu hồi ấn phẩm có nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người bị thiệt hại; chi phí cho việc thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm; tiền tàu, xe đi lại, thuê nhà trọ (nếu có) theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí để yêu cầu cơ quan chức năng xác minh sự việc, cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng; chi phí tổ chức xin lỗi, cải chính công khai tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người bị thiệt hại và các chi phí thực tế, cần thiết khác để hạn chế, khắc phục thiệt hại (nếu có).
– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
-Nếu trước khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, người bị xâm phạm có thu nhập thực tế, nhưng do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm người bị xâm phạm phải thực hiện những công việc để hạn chế, khắc phục thiệt hại, nên khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.
-Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm.
-Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị xâm phạm trước hết do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào mức độ tồn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường
– Về trách nhiệm hình sự
Trường hợp xúc phạm danh dự, nhân phẩm uy tín gây ra hậu quả nghiêm trọng có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017). Cụ thể:
“Điều 155. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác thì tùy vào từng mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu có thiệt hại về dân sự sẽ phải tiến hành bồi thường trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành như đã trình bày trên.