Việt Nam là quốc gia có trữ lượng khoáng sản vô cùng lớn với nhiều loại khoáng sản có giá trị, vì vậy khai thác khoáng sản đã trở thành một nền kinh tế quan trọng đối với Việt Nam. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì hành vi vận chuyển khoáng sản không có nguồn gốc sẽ bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Xử phạt khi vận chuyển khoáng sản không có nguồn gốc:
hành vi vận chuyển khoáng sản không có nguồn gốc là một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật về khai thác khoáng sản. Căn cứ theo quy định tại Điều 17 của Nghị định 98/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về thời hạn sử dụng của hàng hóa, các loại hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ và có các vi phạm khác. Theo đó, hành vi vận chuyển khoáng sản không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ bị xử phạt như sau:
– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:
+ Kinh doanh các loại hàng hóa quá thời hạn sử dụng ghi nhận trên nhãn hàng hóa hoặc ghi nhận trên bao bì hàng hóa;
+ Có hành vi đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, thay đổi bao bì hàng hóa, có hành vi tẩy xóa hoặc sửa chữa thôi hạn sử dụng được ghi nhận trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa, thực hiện các hành vi gian lận khác nhằm mục đích kéo dài thời hạn sử dụng của các loại hàng hóa;
+ Kinh doanh các loại hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ;
+ Mua bán, vận chuyển, tiêu thụ, tàng trữ các loại khoáng sản không có nguồn gốc xuất xứ.
– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm nêu trên, trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật nêu trên, trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật nêu trên, trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật nêu trên, trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật nêu trên, trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật nêu trên, trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật nêu trên, trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật nêu trên, trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật nêu trên, trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật nêu trên, trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
Theo đó thì có thể nói, các đối tượng có hành vi vận chuyển khoáng sản không rõ nguồn gốc xuất xứ có thể bị xử phạt theo từng mức độ vi phạm khác nhau, thấp nhất là cảnh cáo và cao nhất là 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
2. Những đối tượng nào được quyền khai thác khoáng sản?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Văn bản hợp nhất Luật khoáng sản năm 2018 có đưa ra định nghĩa về hoạt động khai thác khoáng sản. Theo đó, khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm mục đích thu hồi khoáng sản, trong đó bao gồm xây dựng các loại mỏ, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan đến khoáng sản. Theo quy định của pháp luật hiện nay thì một số tổ chức và cá nhân sẽ có quyền khai thác khoáng sản. Căn cứ theo quy định tại Điều 51 của Văn bản hợp nhất Luật khoáng sản năm 2018 có quy định về tổ chức và cá nhân khai thác khoáng sản. Theo đó:
– Tổ chức và cá nhân đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản sẽ được quyền khai thác khoáng sản. Cụ thể bao gồm: Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp
– Hộ kinh doanh thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh các ngành nghề khai thác khoáng sản sẽ có quyền khai thác khoáng sản để sử dụng làm vật liệu xây dựng thông thường, khai thác tận thu khoáng sản.
Theo đó thì có thể nói, đối tượng được thực hiện hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật bao gồm:
(1) Tổ chức và cá nhân đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản sẽ có quyền khai thác khoáng sản. Cụ thể bao gồm:
+ Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
+ Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật hợp tác xã.
(2) Hộ kinh doanh thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản sẽ có quyền khai thác khoáng sản và sử dụng làm vật liệu xây dựng thông thường, khai thác tận thu khoáng sản.
3. Cá nhân khai thác khoáng sản phải đáp ứng điều kiện nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 53 của Văn bản hợp nhất Luật khoáng sản năm 2018 có quy định về nguyên tắc và điều kiện cấp giấy phép khai thác khoáng sản. Theo đó:
– Việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản cần phải đáp ứng đầy đủ các nguyên tắc cơ bản sau đây:
+ Giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật sẽ chỉ được cấp ở các khu vực nông thôn không có tổ chức, cá nhân đang tiến hành thủ tục thăm dò, khai thác khoáng sản hợp pháp, và không thuộc khu vực cấm hoạt động khai thác khoáng sản, các khu vực tạm thời cấm hoạt động khai thác khoáng sản, hoặc các khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia;
+ Không chia cắt khu vực khoáng sản có thể đầu tư khai thác hiệu quả ở quy mô lớn để có thể cấp giấy phép khai thác khoáng sản cho nhiều tổ chức, nhiều cá nhân khai thác khoáng sản ở quy mô nhỏ.
– Tổ chức và cá nhân được cấp giấy phép khai thác khoáng sản cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện như sau:
+ Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản cần phải có dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò, phê duyệt trữ lượng sao cho phù hợp với quy hoạch, kế hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch. Dự án đầu tư khai thác khoáng sản bắt buộc phải có phương án sử dụng nguồn nhân lực chuyên ngành, sử dụng các loại thiết bị, máy móc khoa học công nghệ, phương pháp khai thác tiên tiến phù hợp, trong trường hợp khai thác các loại khoáng sản độc hại thì bắt buộc phải được chủ thể có thẩm quyền đó là Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản;
+ Cần phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường, văn bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác khoáng sản;
+ Vốn chủ sở hữu ít nhất được xác định bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 98/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại;
– Văn bản hợp nhất 20/VBHN-VPQH 2018 Luật Khoáng sản.
THAM KHẢO THÊM: