Tại các trại giam, người trực tiếp quản lý phạm nhân có hành vi thiếu trách nhiệm, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định về quản lý để cho người bị giam giữ trốn thoát. Vậy, sẽ bị xử phạt như thế nào khi có hành vi thiếu trách nhiệm dẫn đến trường hợp nạn nhân bỏ trốn tại trại giam?
Mục lục bài viết
1. Xử phạt khi thiếu trách nhiệm dẫn đến phạm nhân bỏ trốn:
Hành vi thiếu trách nhiệm dẫn đến phạm nhân bỏ trốn là một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật hình sự và xâm phạm đến khách thể do pháp luật hình sự bảo vệ. Hành vi thiếu trách nhiệm dẫn đến phạm nhân bỏ trốn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội thiếu trách nhiệm để người bị bắt hoặc người bị tạm giam, người bị tạm giữ và người đang chấp hành án phạt tù bỏ trốn căn cứ theo quy định tại Điều 376 của Bộ luật hình sự năm 2015.
Chủ thể của tội phạm được quy định là chủ thể đặc biệt, là người có trách nhiệm trực tiếp quản lý, canh gác, áp giải người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù. Hành vi khách quan của tội phạm được quy định là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về việc quản lý, canh gác, áp giải. Các quy định này liên quan đến người bị tạm giữ, người bị tạm giam, người đang chấp hành hình phạt tù. Hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về quản lý, canh gác, áp giải thể hiện sự thiếu trách nhiệm của chủ thể đối với nhiệm vụ được giao. Khi xác định hành vi khách quan của tội phạm, không thể chi khẳng định chủ thể thiếu trách nhiệm mà phải chi rõ quy định mà chủ thể đã không thực hiện, không thực hiện đầy đủ hoặc thực hiện không đúng. Lỗi của người phạm tội được quy định là lỗi vô ý. Người phạm tội có thể thấy trước việc trốn của người bị giam, giữ có thể xảy ra nhưng tin việc đó sẽ không xảy ra (vô ý vì quá tự tin). Người phạm tội cũng có thể không thấy trước việc đó do cẩu thả (vô ý vì cẩu thả).
Điều 376 của Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định 3 khung hình phạt chính và 1 khung hình phạt bổ sung. Khung hình phạt cơ bản được quy định là hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Hai khung hình phạt tăng nặng được quy định là hình phạt tù từ 02 năm đến 07 năm và từ 05 năm đến 10 năm. Các dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng được quy định là dấu hiệu về số người bỏ trốn và dấu hiệu về hậu quả của tội phạm (hậu quả vụ án bị đình chỉ; hậu quả người bỏ trốn tiếp tục thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng; và hậu quả ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội). Khung hình phạt bổ sung bắt buộc được quy định là hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
2. Hành vi bỏ trốn khỏi trại giam khi đang thụ án phạm tội gì?
Người nào đang trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thụ án tù mà trốn khỏi trại giam thì hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, đang bị xét xử theo quy định tại Điều 386 của Bộ luật hình sự năm 2015. Chủ thể của tội phạm được quy định là người đang bị tạm giữ, tạm giam, áp giải, xét xử hoặc chấp hành án phạt tù. Người đang bị áp giải, xét về bản chất cũng như người bị tạm giữ, người bị tạm giam. Có thể nói, áp giải là việc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo đến địa điểm tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử căn cứ theo quy định tại Điều 3 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Người đang bị xét xử là người đang có mặt tại phiên toà hình sự theo giấy triệu tập của toà án với tư cách là bị cáo. Hành vi khách quan của tội phạm được quy định là hành vi bỏ trốn. Đó là hành vi rời khỏi nơi giam, giữ, nơi xét xử hoặc rời khỏi sự quản lý của của người áp giải một cách trái phép bằng bất cứ thủ đoạn nào, có thể là lén lút, có thể bằng thủ đoạn lừa dối hoặc có thể bằng thủ đoạn dùng vũ lực, thủ đoạn mua chuộc … Lỗi của người phạm tội được quy định là lỗi cố ý.
Điều 386 của Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định 2 khung hình phạt chính. Khung hình phạt cơ bản được quy định là hình phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Khung hình phạt tăng nặng được quy định là hình phạt tù từ 03 năm đến 10 năm, được áp dụng cho các trường hợp “có tổ chức” hoặc trường hợp “dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người áp giải”.
3. Quy định quyền và nghĩa vụ của phạm nhân trong quá trình thi hành án:
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của nạn nhân khi đang thi hành án. Căn cứ theo quy định tại Điều 27 của Luật thi hành án hình sự năm 2019 có quy định về quyền và nghĩa vụ của nạn nhân. Theo đó, nạn nhân trong quá trình thi hành án hình sự sẽ có một số quyền sau đây:
– Được bảo hộ về tính mạng và sức khỏe, bảo hộ về tài sản và tôn trọng danh dự nhân phẩm dưới bất kỳ hình thức nào, phổ biến về quyền và nghĩa vụ của mình, phổ biến về nội quy của cơ sở giam giữ phạm nhân đó;
– Được bảo đảm về chế độ ăn ở, bảo đảm về chế độ mặc đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế theo quy định của pháp luật, nhận quà và đọc sách báo nghe đài, phạm nhân sẽ được quyền xem truyền hình phù hợp với điều kiện của nơi chấp hành án hình sự đó;
– Được tham gia hoạt động thể dục thể thao và các hoạt động sinh hoạt văn hóa văn nghệ, phạm nhân được quyền lao động học tập và học nghề theo quy định của pháp luật;
– Phạm nhân được quyền gặp gỡ và liên lạc với nhân thân, có quyền gặp gỡ đại diện của các cơ quan và tổ chức hoặc cá nhân trong xã hội, trong trường hợp nạn nhân được xác định là người nước ngoài thì có thể được gặp gỡ và tiếp xúc với lãnh sự;
– Được quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện theo quy định của pháp luật để thực hiện các giao dịch dân sự phù hợp, phạm nhân cũng được quyền tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và hưởng các chế độ chính sách về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;
– Phạm nhân được bảo đảm quyền khiếu nại tố cáo và được đề nghị xem xét đặc xá hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật, được sử dụng kinh sách và bày tỏ niềm tin với tín ngưỡng tôn giáo phù hợp với quy định của pháp luật;
– Phạm nhân sẽ được khen thưởng khi đạt thành tích tốt trong quá trình chấp hành án hình sự.
Bên cạnh đó, phạm nhân cũng cần phải tuân thủ một số nghĩa vụ cơ bản sau đây:
– Chấp hành đầy đủ bản án và chấp hành đầy đủ quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án khi có hiệu lực pháp luật, chấp hành đầy đủ quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong vấn đề quản lý thi hành án hình sự và các cơ quan thi hành án hình sự trong quá trình thi hành án và các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác;
– Chấp hành nội quy của các cơ sở giam giữ phạm nhân và các tiêu chuẩn thi đua trong quá trình chấp hành án hình sự đó;
– Chấp hành yêu cầu và hướng dẫn của các cán bộ tại cơ sở giam giữ phạm nhân, lao động và học tập phù hợp với quy định của pháp luật;
– Phạm nhân làm hư hỏng và hủy hoại tài sản của người khác trong quá trình thi hành án thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
– Luật Thi hành án hình sự năm 2019.