Xử phạt nhóm đối tượng xâm hại chiếm đoạt và phá hủy ao cá nhà người khác. Tội hủy hoại tài sản của người khác bị xử lý thế nào?
Xử phạt nhóm đối tượng xâm hại chiếm đoạt và phá hủy ao cá nhà người khác. Tội hủy hoại tài sản của người khác bị xử lý thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Gia đình tôi được xã cấp 335m2 đất với mục đích sản xuất nông nghiệp ổn định vào năm 2012. Mảnh đất này trước kia là giếng làng phục vụ chứa nước sinh hoạt cho người dân đã bỏ hoang nhiều năm,trên mảnh đất có một cái ao, xung quanh là bờ đất, mảnh đất thuộc sự quản lý của chính quyền thôn.Trước khi giao đất chính quyền thôn đã họp dân, được sự đồng ý của dân trưởng thôn làm đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng cho gia đình tôi và được chính quyền xã chấp thuận. Gia đình tôi đã nộp phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất 1 lần là 75 000 000 vnđ (bảy mươi năm triệu đồng), được chính quyền xã giao biên bản bàn giao đất. Số tiền này được dùng để xây dựng nhà văn hóa của thôn. Gia đình tôi đã thả cá trong ao và trồng chuối xung quanh bờ ổn định từ năm 2012 đến nay. Ngày 13/11/2015 một nhóm người lôi kéo đông đảo người dân trong làng với lý do đòi lại giếng làng đến phá chuối của gia đình tôi, xây dựng tường bao trên mảnh đất nêu trên. Chính quyền xã và công an huyện đã có mặt tại hiện trường giải thích cho mọi người, lập biên bản yêu cầu ngừng việc xây dựng nhưng nhóm người không chấp hành, họ tiếp tục phá chuối và xây bờ tường. Gia đình tôi đã can ngăn,giải thích nhưng không thể chống lại hành động xâm hại của họ. Khi họ về gia đình tôi đã phá bỏ bức tường họ đã xây. Ngày 14/11/2015 có khoảng 10 người dân, những người cầm đầu hành động xâm hại, đặt máy bơm, bơm cạn nước ao, bắt hết cá trong ao của gia đình tôi, mang cá về nấu ăn. Gia đình tôi đã ngăn cản, họ dọa đánh, chúng tôi bất lực trước hành động hung hăng ngang ngược của họ. Thiệt hại ước tính khoảng 100kg cá các loại. Ngày 16/11/2015 khoảng 20 người đến tiếp tục việc xây bờ tường, thực hiện xây khoảng 10 người. Gia đình tôi tiếp tục ngăn cản ,họ đe dọa trói, đánh. Chúng tôi không thể ngăn cản được họ, tôi đã làm đơn tố cáo hành động phá, chiếm đoạt tài sản của gia đình lên chính quyền xã, được chính quyền xã thông báo sẽ chuyển hồ sơ sự việc xuống công an huyện giải quyết. Gia đình tôi đang sống trong sợ hãi, bất lực nhìn tài sản bị xâm hại chiếm đoạt. Kính mong luật sư giúp đỡ chỉ dẫn cho chúng tôi về mặt pháp lý. Xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Bạn không nói rõ nhóm đối tượng đến chống phá gia đình bạn có mỗi quan hệ thù hằn hay có tranh chấp gì với gia đình bạn. Tuy nhiên, dù có vấn đề gì đi chăng nữa, hành vi phá hoại tài sản của người khác là hành vi vi phạm pháp luật. Theo quy định tại Bộ luật hình sự 1999:
Điều 143. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Để che giấu tội phạm khác;
đ) Vì lý do công vụ của người bị hại;
e) Tái phạm nguy hiểm;
g) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Mặt khác, theo quy định tại Bộ luật hình sự sửa đổi 2009 thì:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Bộ luật hình sự:
…
2. Sửa đổi mức định lượng tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 của một số điều như sau:
a) Sửa đổi cụm từ ”năm trăm nghìn đồng” thành cụm từ “hai triệu đồng” tại khoản 1 các điều 137, 138, 139, 143, 278, 279, 280, 283, 289, 290 và 291;
Theo đó, đối với hành vi xâm phạm, phá hủy tài sản của người khác từ 2 triệu đồng trở lên thì sẽ tùy theo giá trị tài sản là bao nhiêu thì sẽ có mức xử phạt tương ứng có thể là phạt tiền hoặc phạt tù.
Trong trường hợp của bạn, bạn cần gửi đơn lên phía cơ quan công an để yêu cầu điều tra, xác định thiệt hại, đồng thời bạn có thể gửi đơn ra tòa án để yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Tố cáo hành vi đánh người vô cớ và phá hoại tài sản
– Xử lý hành vi phá hoại tài sản của công ty
– Tố cáo hành vi đánh người vô cớ và phá hoại tài sản
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn luật hình sự miễn phí