Xử phạt hành vi không có giấy phép khai thác khoáng sản. Mức xử phạt hành chính khi không có giấy phép khai thác khoáng sản.
Xử phạt khi không có giấy phép khai thác khoáng sản. Mức xử phạt hành chính khi không có giấy phép khai thác khoáng sản.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Hành vi khai thác cát, đá, sỏi phục vụ làm đường bê tông xây dựng nông thôn mới, nhưng không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền thì xử lý thế nào? Cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Điều 51 Luật khoáng sản 2010 quy định:
1. Tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản được khai thác khoáng sản bao gồm:
a) Doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp;
b) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo Luật hợp tác xã.
2. Hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản được khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khai thác tận thu khoáng sản.
Như vậy, trường hợp này, cần xác định xem việc khai thác cát, đá, sỏi này là do đơn vị nào khai thác. Nếu việc khai thác này do doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo quy định pháp luật thì việc khai thác này phải được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản mới được phép khai thác. Trường hợp không có giấy phép khai thác sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
Nếu là hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản thì được phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, không cần xin cấp phép nữa.
Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khai thác khoáng sản mà không có Giấy phép khai thác khoáng sản, thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 1 Điều 37 Nghị định 142/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản:
Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp mà không có Giấy phép khai thác khoáng sản, cụ thể như sau:
a) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi khai thác với khối lượng khoáng sản khai thác đến 5 m3/ngày;
b) Từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi khai thác với khối lượng khoáng sản khai thác từ 5 m3 đến dưới 10 m3/ngày;
c) Từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi khai thác với khối lượng khoáng sản khai thác từ 10 m3 đến dưới 15 m3/ngày;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng khi khai thác với khối lượng khoáng sản khai thác từ 15 m3 đến dưới 20 m3/ngày;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
đ) Từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng khi khai thác với khối lượng khoáng sản khai thác từ 20 m3 đến dưới 25 m3/ngày;
e) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng khi khai thác với khối lượng khoáng sản khai thác từ 25 m3/ngày trở lên.
Như vậy, tùy thuộc vào khối lượng khai thác khoáng sản mà có các mức phạt cụ thể đối với hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp mà không có Giấy phép khai thác khoáng sản. Ngoài ra, còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu mẫu vật là khoáng sản; tịch thu phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Thời gian xin gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản
– Điều kiện của tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản
– Thủ tục đóng cửa mỏ khoáng sản
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại
– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại
– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại