Hành vi cho thuê lại chứng chỉ đào tạo thụ tinh nhân tạo giống vật nuôi là hành vi vi phạm pháp luật. Dưới đây là mức xử phạt khi cho thuê chứng chỉ đào tạo thụ tinh nhân tạo giống vật nuôi:
Mục lục bài viết
- 1 1. Xử phạt khi cho thuê chứng chỉ đào tạo thụ tinh nhân tạo giống vật nuôi:
- 2 2. Thực tế ứng dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo trong chăn nuôi tại Việt Nam hiện nay:
- 3 3. Thẩm quyền và thời hiệu xử phạt hành vi cho thuê chứng chỉ đào tạo thụ tinh nhân tạo giống vật nuôi:
- 4 4. Mẫu chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo giống vật nuôi:
1. Xử phạt khi cho thuê chứng chỉ đào tạo thụ tinh nhân tạo giống vật nuôi:
Căn cứ Điều 13 Nghị định số 14/2021/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Điểm b Khoản 2 Điều 4 Nghị định 07/2022/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với hành vi vi phạm về giấy phép, chứng chỉ trong quản lý giống vật nuôi như sau:
– Mức phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng:
+ Có hành vi cho người khác thuê hoặc mượn lại chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo, kỹ thuật cấy truyền phôi giống vật nuôi.
+ Không có Chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo, kỹ thuật cấy truyền phôi giống vật nuôi nhưng vẫn hành nghề thu tinh nhân tạo, cấy truyền phôi giống vật nuôi.
– Mức phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng:
+ Hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo, kỹ thuật cấy truyền phôi giống vật nuôi.
+ Hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu giống vật nuôi.
Ngoài mức phạt như trên, đối tượng thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo, kỹ thuật cấy truyền phôi giống vật nuôi từ 03 tháng đến 06 tháng; bị tịch thu Chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo, kỹ thuật cấy truyền phôi giống vật nuôi, Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu giống vật nuôi.
Như vậy, đối với hành vi cho thuê chứng chỉ đào tạo thụ tinh nhân tạo giống vật nuôi sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính mức tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng và sẽ bị tước quyền sử dụng chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo giống vật nuôi.
2. Thực tế ứng dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo trong chăn nuôi tại Việt Nam hiện nay:
Thụ tinh nhân tạo được đánh giá là một biện pháp rất tốt đã tạo ra hiệu quả giúp nâng cao năng suất cũng như chất lượng trong chăn nuôi (đặc biệt là đối với trâu, bò, dê,…).
Theo số liệu khảo sát của một số địa phương cho thấy việc ứng dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo đã và đang đưa đến hiệu quả không ngừng, năng suất và chất lượng vật nuôi được tăng cao. Cụ thể theo Báo Thanh Hóa đã ghi nhận tại huyện Thiệu Hóa đã triển khai việc ứng dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo trong chăn nuôi từ nhiều năm qua và gặt hái được khá nhiều thành công. Từ đó, huyện Thiệu Hóa đã đẩy mạnh công tác hỗ trợ kinh phí cho các hộ dân mua bò đực F1 BBB để thuần dưỡng, từ đó lựa chọn bò cái nền Zebu trên 75% máu ngoại, có ngoại hình đẹp, trọng lượng đạt từ 280 kg trở lên để phối giống. Kết quả là tinh bò BBB hợp với bò cái nền Zebu đã đem lại tỷ lệ phối giống rất cao. Thế hệ F1 sinh ra khỏe mạnh, thích nghi tốt với môi trường, bình quân đạt 20-24kg/tháng, có tốc độ sinh trưởng cao.
Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với chính quyền các địa phương đẩy mạnh thực hiện việc truyền tinh nhân tạo phối với bò, trâu cái nền địa phương để tăng đàn bò, trâu lai năng suất, chất lượng cao. Đồng thời, không ngừng chọn lọc, du nhập và lai tạo các giống gia súc, nguồn tinh mới có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với vùng sinh thái, từng địa phương.
Tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa, mỗi năm sử dụng khoảng 3.000 liều tinh trâu Murrah, 45.000 liều tinh bò Brahman lai tạo với đàn trâu, bò địa phương từ năm 2013 đến nay và đã nâng tỷ lệ đàn bò lai Zebu trên địa bàn tỉnh đạt 60,5%.
Từ dẫn chứng thực tế trên có thể thấy phương pháp thụ tinh nhân tạo có vai trò rất quan trọng trong hoạt động chăn nuôi hiện nay. Có thể tổng kết những ý nghĩa nhất định như:
– Nâng cao năng suất, chất lượng của đàn vật nuôi.
– Nâng cao được khả năng truyền giống của những đực giống tốt.
– Từ đó giảm được số lượng đực giống vật nuôi.
– Tránh vật nuôi khỏi những bệnh lây lan qua đường sinh sản cũng như các bệnh truyền nhiễm thông qua việc tiếp xúc trực tiếp.
– Giúp kéo dài được thời gian sử dụng đực giống và tăng hiệu quả kinh tế so với việc phối giống trực tiếp.
– Giúp trong việc chọn lựa con giống tốt, tăng đàn nhanh và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
3. Thẩm quyền và thời hiệu xử phạt hành vi cho thuê chứng chỉ đào tạo thụ tinh nhân tạo giống vật nuôi:
Thứ nhất, thẩm quyền cho thuê chứng chỉ đào tạo thụ tinh nhân tạo giống vật nuôi:
Căn cứ khoản 3 Điều 37 Nghị định số 14/2021/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Điểm b Khoản 2 Điều 4 Nghị định 07/2022/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt hành vi cho thuê chứng chỉ đào tạo thụ tinh nhân tạo giống vật nuôi như sau:
– Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử phạt như sau:
+ Phạt tiền đến 100 triệu đồng.
+ Thực hiện đình chỉ hoạt động có thời hạn Chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo, kỹ thuật cấy truyền phôi giống vật nuôi do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp.
+ Được quyền tước quyền sử dụng có thời hạn Chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo, kỹ thuật cấy truyền phôi giống vật nuôi do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp.
+ Thực hiện tịch thu tang vật vi phạm hành chính.
+ Thực hiện áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.
Đồng thời, theo khoản 3 Điều 5 Nghị định số 14/2021/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm của cá nhân. Nếu như phạt tiền, thẩm quyền xử phạt với tổ chức sẽ là gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.
Từ những quy định trên có thể thấy Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi với mức phạt tiền cao nhất là 100 triệu đồng đối với cá nhân, và cao nhất là 200 triệu đồng đối với tổ chức.
Theo tại mục 1 bài viết, hành vi cho người khác thuê lại chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo giống vật nuôi mức phạt từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng nên thẩm quyền xử phạt sẽ thuộc về Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Thứ hai, về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính:
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 14/2021/NĐ-CP quy định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
– Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi là 01 năm.
– Tuy nhiên đối với trường hợp vi phạm hành chính về sản xuất, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, sản phẩm chăn nuôi, vật nuôi sống làm thực phẩm: thời hiệu xử lý vi phạm hành chính là 02 năm.
Như vậy, đối với hành vi cho người khách mượn chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo giống vật nuôi sẽ là 01 năm.
4. Mẫu chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo giống vật nuôi:
PHỤ LỤC I:
MẪU CHỨNG CHỈ ĐÀO TẠO VỀ THỤ TINH NHÂN TẠO, KỸ THUẬT CẤY TRUYỀN PHÔI CHO TRÂU, BÒ, DÊ, CỪU, NGỰA
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2019/TT-BNNPTNT ngày tháng năm của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
(Tên đơn vị đào tạo) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CHỨNG CHỈ ……… Cấp cho ông (bà):……… Sinh ngày ….. tháng ………năm … Chỗ ở hiện nay:…… Đã hoàn thành chương trình đào tạo ……. trâu, bò, dê, cừu, ngựa khóa……. Từ ngày … đến ngày … tháng … năm … | ||||
Ảnh (4 x 6) | |||||
Chữ ký của người được cấp chứng chỉ Số:…/….. | |||||
Ngày …tháng … năm … |
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Luật chăn nuôi số
Nghị định số 14/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi.
Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT hướng dẫn một số điều của luật chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi.