Buôn bán phân bón là ngành nghề có điều kiện nên không phải cá nhân hay tổ chức nào cũng có thể được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón. Hiện nay, có các mức xử phạt khi bán phân bón không có giấy phép lưu hành?
Mục lục bài viết
1. Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón hiện nay là gì?
Căn cứ theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật Trồng trọt năm 2018; điểm k khoản 1 tiểu mục I Mục B Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-BNN-BVTV năm 2023 thì cá nhân phải đảm bảo những điều kiện dưới đây thì mới có thể được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón, cụ thể bao gồm:
– Bắt buộc phải có địa điểm để thực hiện các giao dịch hợp pháp, rõ ràng;
– Đồng thời, cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ có thể truy xuất nguồn gốc phân bón theo quy định;
– Liên quan đến trình độ chuyên môn của người trực tiếp buôn bán phân bón thì cá nhân này phải trải qua thời gian thực hiện tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phân bón. Chương trình đào tạo này cần được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong trường hợp một số cá nhân đã có trình độ từ trung cấp trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học thì không bắt buộc phải đảm bảo điều kiện này.
Như vậy, để có thể được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón thì tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón trước hết phải đáp ứng tất cả các điều kiện nêu trên.
2. Buôn bán phân bón khi không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón bị phạt bao nhiêu?
Như đã biết, hoạt động buôn bán phan bón là ngành nghề có điều kiện nên nếu có hành vi tự ý thực hiện việc buôn bán phân bón nhưng không có sự chấp thuận bởi cơ quan có thẩm quyền thì vẫn bị xử phạt vi phạm hành chính. Căn cứ Nghị định 31/2023/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo từng chức danh đối với từng hành vi vi phạm hành chính về Trồng trọt.
Tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 31/2023/NĐ-CP có quy định vi phạm quy định về buôn bán phân bón (trừ hoạt động nhập khẩu phân bón) như sau:
Cá nhân có thể bị áp dụng mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu thực hiện một trong các hành vi như:
+ Có hành động buôn bán phân bón trong khi không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón được cấp hợp pháp;
+ Khi có những sai phạm trong quá trình hoạt động mà bị Buôn bán phân bón trong thời gian bị tước quyền sử dụng hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón nhưng vẫn cố tình thực hiện buôn bán phân bón;
– Ngoài ra,còn kể đến hành vi không duy trì đầy đủ các điều kiện về buôn bán phân bón theo quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật Trồng trọt năm 2018 trong quá trình hoạt động.
Bên cạnh đó, theo ghi nhận tại Điều 5 Nghị định 31/2023/NĐ-CP thì Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền với các nội dung sau:
+ Cá nhân phải chịu trách nhiệm trước hành động của mình trong việc tự ý buôn bán phân bón với mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính về trồng trọt (trừ phân bón) là 50.000.000 đồng;
+ Nếu phải áp dụng mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính về phân bón đối với cá nhân là 100.000.000 đồng;
– Đối với mức phạt tiền quy định tại chương II, chương III của Nghị định này thì chỉ có thể sử dụng mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Còn đối với mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, kết hợp các quy định nêu trên thì mức phạt cho hành vi buôn bán phân bón khi không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón được xác định như sau:
– Đối với cá nhân vi phạm: Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng.
– Đối với tổ chức vi phạm: Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng.
3. Cần làm gì để tránh trường hợp bị xử phạt khi bán phân bón không có giấy phép lưu hành:
3.1. Hồ sơ chuẩn bị để hoạt động bán phân bón hợp pháp:
– Cá nhân, tổ chức cần có đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón. Mẫu đơn này được thực hiện theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 130/2022/NĐ-CP;
– Cần có thêm giấy tờ chứng minh trình độ chuyên môn của người trực tiếp có nhu cầu buôn bán phân bón. Giays tờ này là Bản sao Bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên của người trực tiếp buôn bán phân bón theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 42 Luật Tròng trọt;
Đối với trường hợp có thông tin về chứng nhận đã được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phân bón được thể hiện tại Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón thì không phải nộp thành phần hồ sơ này.
3.2. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón:
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón thực hiện theo trình tự:
– Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị và gửi hồ sơ
Hồ sơ đã được chuẩn bị sẽ đem đến Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật hoặc Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật được Sở Nông nghiệp và PTNT giao thực hiện thủ tục hành chính (Cơ quan tiếp nhận hồ sơ).
– Bước 2: Kiểm tra tính đầy đủ của thành phần hồ sơ:
Cá nhân có thể lựa chọn hình thức nộp hồ sơ, bao gồm nộp hồ sơ trực tiếp; qua dịch vụ bưu chính. Với mỗi hình thưc này sẽ có cách kiểm tra tính đầy đủ khác nhau:
+ Đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: thì Cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần hồ sơ và nếu hồ sơ không hợp lệ thì trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ;
+ Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ và thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung, hoàn thiện.
– Bước 3: Thực hiện thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ thẩm định nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ đạt yêu cầu thực hiện kiểm tra điều kiện buôn bán phân bón tại tổ chức, cá nhân thì tiến hành lập biên bản kiểm tra. Biên bản được thực hiện theo mẫu số 12 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP. Thời gian để cơ quan này thực hiện là trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Trường hợp tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón không đáp ứng điều kiện. Sau khi nhận được văn bản hướng dẫn khắc phục thì cá nhân tổ chức nhanh chóng sửa đổi và gửi lại đến Cơ quan tiếp nhận hồ sơ để kiểm tra nội dung đã khắc phục.
Trường hợp kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo Mẫu số 11 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP. Trường hợp không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Lưu ý:
– Quy định về các loại thành phần hồ sơ:
+ Nếu lựa chọn rường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính: thì cần đảm bảo các thành phần hồ sơ phải là bản chính hoặc bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao chứng thực hoặc nộp bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu;
+Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng: Các thành phần hồ sơ phải được scan, chụp từ bản chính.
-Thời hạn giải quyết vấn đề này có thể kéo dài đến 13 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, không tính thời gian khắc phục nếu có của tổ chức, cá nhân).
– Hoàn tất được cấp giấy phép lưu hành bán phân bón thì Phí, lệ phí cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón: 500.000 đồng/01 cơ sở/lần.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Trồng trọt năm 2018;
– Nghị định số 31/2023/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính về Trồng trọt.