Cùng với sự phát triển kinh tế, tình hình sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng không rõ xuất xứ nguồn gốc diễn ra ngày càng phức tạp. Vậy, pháp luật hiện nay quy định như thế nào về mức xử phạt đối với hành vi bán hàng online không rõ nguồn gốc xuất xứ?
Mục lục bài viết
1. Xử phạt khi bán hàng online không rõ nguồn gốc xuất xứ:
Tại Việt Nam hiện nay, việc đấu tranh và phòng chống nạn buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ đã được quy định cụ thể bằng các văn bản quy phạm pháp luật. Tình trạng buôn bán các loại hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ như thực phẩm, phụ gia thực phẩm, các chất bảo quản thực phẩm, các xét tại diệt côn trùng … dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau rất phổ biến. Tác hại của việc buôn bán hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ gây ảnh hưởng nghiêm trọng và gây tổn thất lớn đến hiệu quả kinh tế nội địa và chính sách khuyến khích đầu tư của nhà nước Việt Nam, nó còn dẫn đến hệ quả tiêu cực khôn lường đến an toàn trật tự xã hội và sức khỏe con người. Pháp luật hiện nay cũng quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi bán hàng online không rõ nguồn gốc xuất xứ. Căn cứ theo quy định tại Điều 17 của Nghị định số 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, mức xử phạt đối với hành vi bán hàng online không rõ nguồn gốc xuất sửa được quy định cụ thể như sau:
Thứ nhất, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với các chủ thể thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong trường hợp bán hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ có giá trị dưới 1.000.000 đồng, cụ thể như sau:
– Kinh doanh hàng hóa, loại chở thuốc bảo vệ thực vật và các loại thức ăn chăn nuôi quá thời hạn sử dụng được ghi trên nhãn hàng hóa và bao bì hàng hóa theo quy định của pháp luật;
– Có hành vi đánh tráo hoặc thay đổi nhãn hàng hóa, đánh tráo hoặc thay đổi bao bì hàng hóa, có hành vi tay xóa hoặc sửa chữa thời hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa, thôi hạn sử dụng ghi trên bao bì hàng hóa hoặc thực hiện các hành vi khác nhằm mục đích gian lận với ý định kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa đó;
– Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc và xuất xứ;
– Mua bán hoặc vận chuyển, tàng trữ hoặc tiêu thụ các loại khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với các chủ thể thực hiện một trong những hành vi nêu trên trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng.
Thứ ba, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với những chủ thể thực hiện một trong những hành vi vi phạm nêu trên trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.
Thứ tư, phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với những chủ thể thực hiện một trong các hành vi vi phạm nêu trên trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.
Thứ năm, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với các chủ thể thực hiện một trong những hành vi vi phạm nêu trên trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.
Thứ sáu, phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với những đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm nêu trên trong trường hợp hàng hóa có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
Thứ bảy, hình thức xử phạt bổ sung có thể được áp dụng trong trường hợp này bao gồm: Tịch thu tang vật đối với các hành vi vi phạm, tịch thu phương tiện là công cụ và máy móc được sử dụng để thực hiện các hành vi vi phạm quy định của pháp luật.
Như vậy có thể nói, trong trường hợp các đối tượng có hành vi bán hàng online không rõ nguồn gốc xuất xứ thì có thể bị áp dụng hình thức phạt cảnh cáo, phạt tiền với mức thấp nhất là 300.000 đồng và với mức cao nhất là 100.000.000 đồng theo như phân tích nêu trên.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi bán hàng online không rõ nguồn gốc xuất xứ:
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 của Nghị định số 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, có quy định về biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi bán hàng online không rõ nguồn gốc xuất xứ. Theo đó thì biện pháp khắc phục hậu quả có thể được áp dụng trong trường hợp này bao gồm:
– Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, gây hại cho vật nuôi và cây trồng, gây hại cho môi trường;
– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm pháp luật mà có.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 33 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2022 có quy định về hành vi buộc tiêu hủy hàng hóa và vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, gây hại cho sức khỏe của vật nuôi và cây trồng, gây hại cho môi trường và văn hóa phẩm có nội dung độc hại. Theo đó thì, các cá nhân và tổ chức vi phạm hành chính sẽ buộc phải thực hiện hành vi tiêu hủy hàng hóa, tiêu hủy các loại vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, tiêu hủy các loại vật phẩm gây hại cho vật nuôi và cây trồng, gây hại cho môi trường và văn hóa phẩm có nội dung độc hại, hoặc các loại tăng vật khác thuộc đối tượng bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật, và nếu các cá nhân và các tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì sẽ bị cưỡng chế thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Từ những phân tích nêu trên, thì có thể nói, nếu như các chủ thể có hành vi bán hàng online không rõ nguồn gốc xuất xứ thì ngoài mức xử phạt tiền nêu trên còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đó là buộc phải tiêu hủy tang vật vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, gây hại cho vật nuôi và cây trồng, nơi hại cho môi trường hoặc buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định pháp luật. Đồng thời thì, các cá nhân và tổ chức có hành vi vi phạm hành chính bán hàng online không rõ nguồn gốc xuất xứ chắc phải tự giác tiêu hủy các loại hàng hóa vào vật phẩm gây hại đó. Nếu như trong trường hợp các cá nhân và tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì sẽ bị cưỡng chế thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Căn cứ xác định hàng online không rõ nguồn gốc xuất xứ:
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Nghị định số 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, có quy định về hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ. Theo đó hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ là những loại hàng hóa lưu thông trên thị trường không có căn cứ xác định được nguồn gốc về nơi sản xuất và nơi xuất xứ của các loại hàng hóa đó. Theo đó, căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa sẽ bao gồm các yếu tố sau:
– Thông tin được thể hiện trên nhãn hàng hóa, thông tin được thể hiện trên bao bì hàng hóa và trên các loại tài liệu kèm theo hàng hóa đó;
– Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hợp đồng mua bán hàng hóa và hóa đơn mua bán hàng hóa, các loại tờ khai hải quan và các loại giấy tờ khác chứng minh về quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa và giao dịch dân sự giữa các tổ chức và cá nhân sản xuất hàng hóa với bên có liên quan theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được quy định trong bài viết:
– Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2022;
– Nghị định số 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
– Nghị định số 17/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và vảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí.