Bản vẽ thiết kế là gì? Xử phạt hành vi xây dựng nhà ở không đúng với bản vẽ thiết kế? Các biện pháp xử lý hành vi xây dựng nhà ở không đúng với bản vẽ thiết kế khác?
Hiện nay, việc các nhà thầu thực hiện xây dựng các công trình xây dựng nói riêng và việc xây dựng các công trình nhà ở của cá nhân, hộ gia đình nói riêng thì cần phải phụ thuộc vào bản vẽ thiết kế đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng. Vậy khi các nhà thầu có hành vi xây dựng nhà ở không đúng với bản vẽ thiết kế đối với giấy phép xây dựng thì xử phạt như thế nào?
Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568
Cơ sở pháp luật:
– Luật xây dựng 2014
– Nghị định 139/2017/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở;
– Thông tư 03/2018/TT-BXD hướng dẫn Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành.
Mục lục bài viết
1. Bản vẽ thiết kế là gì?
Theo cách hiểu thông thường, Bản vẽ thiết kế nhà ở có thể được hiểu sơ khai nhất là một bộ hồ sơ hoàn chỉnh về toàn bộ ngôi nhà. Là tập hồ sơ diễn giải về hình dáng, kích thước, chi tiết, kết cấu hoàn chỉnh của ngôi nhà. Thông qua bản vẽ mà các kỹ sư, thầu xây dựng biết được quy cách xây nên một ngôi nhà, biết được diện tích, các kích thước, bố trí ra sao,…
Căn cứ theo khoản 23 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xây dựng, thiết kế xây dựng sẽ bao gồm các bước:
-Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công;
-Thiết kế hai bước bao gồm thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công;
-Thiết kế ba bước bao gồm thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công;
-Thiết kế nhiều bước theo thông lệ quốc tế.
Bản vẽ thiết kế xây dựng là một phần không thể thiếu trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng; trừ những trường hợp được miễn giấy phép xây dựng tại khoản 30 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xây dựng. Đối với thiết kế xây dựng nhà riêng lẻ được quy định tại khoản 7 Điều 79 Luật Xây dựng 2014 thì:
-Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ phải đáp ứng yêu cầu thiết kế: Tuân thủ tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng, đáp ứng yêu cầu về công năng sử dụng, công nghệ áp dụng (nếu có); bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn trong sử dụng, mỹ quan, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống cháy, nổ và điều kiện an toàn khác.
-Hộ gia đình được tự thiết kế nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250 m2hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12 mét, phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, tác động của công trình xây dựng đến môi trường và an toàn của các công trình lân cận.
2. Xử phạt hành vi xây dựng nhà ở không đúng với bản vẽ thiết kế:
Việc nhà thầu xây nhà không đúng bản vẽ được xem là hành vi vi phạm trật tự xây dựng theo quy định tại Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở. Đối với hành vi vi phạm này sẽ bị xử phạt hành chính hoặc có thể kèm theo các biện pháp khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại.
Trường hợp hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép xây dựng mới sẽ bị xử phạt dựa trên khoản 4 Điều 15
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a, điểm c khoản này;
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.
Khoản 6 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP quy định về việc xây nhà sai thiết kế trong trường hợp được miễn giấy phép xây dựng:
Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng công trình không đúng thiết kế xây dựng được thẩm định, phê duyệt.
Như vậy, theo quy định trên nếu xây dựng công trình không đúng với thiết kế trong giấy phép xây dựng. Thì bên cạnh bị xử lý vi phạm hành chính thì hành vi xây dựng sai nội dung trong giấy phép xây dựng đã được cấp thì sẽ buộc phải tháo dỡ phần công trình đã xây dựng sai, và xây dựng lại theo đúng thiết kế xây dựng đã được cấp.
Ngoài việc xử phạt vi phạm bằng tiền, với hai trường hợp nêu trên còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm theo quy định tại Điểm d Khoản 11 Điều 15: “d) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4, khoản 5 (mà hành vi vi phạm đã kết thúc), khoản 6 và khoản 7 Điều này.”
Căn cứ quy định tại Khoản 12, Khoản 13 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, đối với hành vi xây nhà sai giấy phép mà đang thi công xây dựng thì xử lý như sau: Lập
3. Các biện pháp xử lý hành vi xây dựng nhà ở không đúng với bản vẽ thiết kế khác:
Ngoài ra theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 03/2018/TT-BXD hướng dẫn Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành thì ngoài xử phạt hành chính cho các hành vi vi phạm tại khoản 4 Điều 15 của Nghị định số 139/ 2017/NĐ-CP thì còn bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm khi các hành vi vi phạm này đã kết thúc. Trường hợp chủ đầu tư không tự giác chấp hành biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm thì bị cưỡng chế thi hành.
Các biện pháp khác phụ hậu quả:
Nếu hành vi vi phạm đã kết thúc được quy định tại Điểm d khoản 11 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định nếu hành vi vi phạm đã kết thúc thì buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.
Nếu đang thi công thì được căn cứ theo khoản 12 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp (trừ trường hợp quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 7 Điều này) mà đang thi công xây dựng thì xử lý như sau:
– Lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm dừng thi công xây dựng công trình.
– Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh giấy phép xây dựng.
Hết thời hạn trên mà tổ chức, cá nhân vi phạm không xuất trình với người có thẩm quyền xử phạt giấy phép xây dựng được điều chỉnh thì bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.
Trường hợp được điều chỉnh giấy phép xây dựng mà công trình, phần công trình đã xây dựng không phù hợp với giấy phép xây dựng thì tổ chức, cá nhân vi phạm phải tháo dỡ công trình hoặc phần công trình đó mới được tiếp tục xây dựng.
Khắc phục hậu quả khi nhà thầu xây không đúng bản vẽ
Bồi thường thiệt hại khi nhà thầu xây không đúng bản vẽ
Theo điểm c khoản 1 Điều 2 Thông tư số 09/2016/TT-BXD thì khi các bên ký kết
Đồng thời tại khoản 4 Điều 146 Luật Xây dựng 2014 có quy định: bên nhận thầu phải bồi thường thiệt hại cho bên giao thầu trong trường hợp chất lượng công việc không bảo đảm với thỏa thuận trong hợp đồng.
Hướng xử lý cho yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Bên nhận thầu và chủ đầu tư sẽ tự thương lượng giải quyết với nhau.
Bên nhận thầu sẽ phải thực hiện đúng với các thỏa thuận trong hợp đồng, áp dụng các biện pháp sửa chữa và bồi thường thiệt hại nếu bên chủ đầu tư còn bị những thiệt hại khác, mức bồi thường thiệt hại phải tương đương với mức tổn thất của chủ đầu tư.
Trường hợp các bên không thể tự thương lượng thỏa thuận với nhau thì sẽ được giải quyết bằng hòa giải, trọng tài thương mại hoặc khởi kiện ra Tòa.