Để quản ly tốt lĩnh vực bảo vệ môi trường thì quá trình thu gom rác thải phải được thực hiện theo đúng địa điểm, thời gian cũng như đảm bảo về điều kiện phương tiện sử dụng...Vậy xử phạt hành vi thu gom rác thải sinh hoạt trái quy định được thể hiện bởi các nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Xử phạt hành vi thu gom rác thải sinh hoạt trái quy định:
Hiện nay các quy định liên quan về xử phạt vi phạm bảo vệ môi trường, nơi công cộng, khu đô thị, khu dân cư hoặc liên quan đến vận chuyển nguyên liệu, vật liệu hàng hóa gây ô nhiễm môi trường được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 45/2022/NĐ-CP. Theo đó, cá nhân tổ chức có thể áp dụng hình thức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền tùy thuộc vào hành vi vi phạm, cụ thể:
– Đối với hành vi vi phạm không tuân thủ việc niêm yết quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường ở nơi công cộng có thể sẽ bị áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với hành vi này;
– Còn trong trường hợp có hành vi thu gom rác thải trái với quy định về bảo vệ môi trường sẽ bị áp dụng bởi một trong các mức phạt tiền được nêu dưới đây:
+ Trong trường hợp có hành vi vi phạm về việc vứt, thải, bỏ đầu, mẩu, tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng thì mức phạt tiền được áp dụng đó là từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng;
+ Mức phạt tiền từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng sẽ được áp dụng nếu có hành vi vệ sinh cá nhân bao gồm tiểu tiện, đại tiện không đúng nơi quy định và hành vi vi phạm này thực hiện tại khu chung cư, thương mại dịch vụ hoặc nơi công cộng thì mức phạt sẽ tăng lên từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng;
+ Mức phạt tiền được quy định là từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng nếu có hành vi vứt, thải, bỏ rác thải trên vỉa hè lòng đường hoặc vứt rác thải trên hệ thống thoát nước tại đô thị hoặc trên hệ thống thoát nước mặt; đối với những chất thải thuộc dạng thải lỏng mà lại đổ trực tiếp lên khu vực là vỉa hè, lòng đường phố không đúng nơi quy định; thải bỏ chất thải nhựa phát sinh từ sinh hoạt trực tiếp vào ao, hồ, kênh rạch, sông suối và biển. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường cũng như hệ sinh thái của quốc gia.
– Bên cạnh việc áp dụng hình thức xử phạt vi phạm nêu trên thì có thể áp dụng thêm biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm:
+ Khôi phục lại tình trạng ban đầu là một trong những biện pháp khắc phục hậu quả được nhắc đến đầu tiên nếu trong trường hợp gây ô nhiễm môi trường phải thực hiện các biện pháp khắc phục tính trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra trong trường hợp vi phạm quy định tại điểm c, d khoản 2, khoản 3, khoản 4 của Điều 25 Nghị định này;
+ Ngoài ra, còn bắt buộc phải xây dựng lắp đặt công trình bảo vệ môi trường theo đúng quy định mà người có thẩm quyền xử phạt đã ấn định trong quyết định sự và vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b,c Khoản 6 của Điều này và việc xây dựng này phải đảm bảo đúng thời hạn đã được ấn định;
+ Khi có hành vi vi phạm liên quan đến các quy định tại khoản 5, khoản 6 của Điều này còn bị áp dụng thêm biện pháp khắc phục hậu quả đó là buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và có trách nhiệm báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm đến cho người có thẩm quyền xử phạt đã ấn định trong quyết định xử phạt. Thời hạn trong việc thực hiện và báo cáo vậy đúng theo sự ấn định từ người có thẩm quyền;
Như vậy hành vi thu gom rác thải sinh hoạt trái với quy định của pháp luật sẽ bị phạt tiền mức thấp nhất là 100.000đ còn cao nhất đó là sẽ bị phạt đến 2 triệu đồng tùy thuộc vào tính chất hành vi vi phạm. Đến mức xử phạt nêu trong bài viết Sẽ áp dụng cho hành vi vi phạm của cá nhân. Trong trường hợp nếu tổ chức là bên vi phạm thì mức phạt sẽ gấp hai lần đối với cá nhân.
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường:
Liên quan đến thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đã được quy định cụ thể và trong Điều 68 Nghị định 45/2022/NĐ-CP. Theo đó, thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương 2 của Nghị định này. Đối với hành vi vi phạm quy định đến thu gom rác thải sinh hoạt trái quy định cũng nằm trong thẩm quyền của Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường.
Theo quy định tại Điều 58 của Nghị định 45/2022/NĐ-CP thì các cá nhân giữ chức vụ là Thanh tra viên chuyên ngành tài nguyên và môi trường, Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và môi trường; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi Trường của Sở Tài nguyên và môi trường; Tổng cục môi trường đều có thẩm quyền xử phạt tùy thuộc vào hành vi vi phạm liên quan đến việc thu gom rác thải sinh hoạt trái quy định, cụ thể:
– Thanh tra viên chuyên ngành tài nguyên và môi trường; người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường khi thi hành công vụ có thể áp dụng hình thức và cảnh cáo đối với hành vi vi phạm của cá nhân tổ chức hoặc phạt tiền lên đến 500.000 đồng đồng thời tiến hành tịch thu tang vật phương tiện vi phạm hành chính nếu những tác phẩm phương tiện này có giá trị đến 1 triệu đồng; đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, c, đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này;
– Cá nhân là Chánh thanh tra sở Tài nguyên và môi trường hoặc là Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành về tài nguyên một môi trường của Sở Tài nguyên và môi trường của môi trường sẽ có thẩm quyền trong việc áp dụng hình thức và cảnh cáo phạt tiền đến 50 triệu đồng nếu phát hiện ra hành vi vi phạm; đồng thời, tiến hành tước quyền sử dụng giấy phép, có thể hoạt động đình chỉ hoạt động của thời hạn được nhận thấy cần thiết; trong một số trường hợp sẽ tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 100 triệu đồng và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
3. Quy định về việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt:
Hiện nay việc thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt được hướng dẫn tại Điều 77 Luật bảo vệ môi trường năm 2020, cụ thể:
– Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm trong việc lựa chọn cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt thông qua hình thức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu; trường hợp không thể lựa chọn thông qua hình thức này thì thực hiện theo hình thức đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ theo quy định;
– Những cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt được quyền từ chối thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân nếu những đối tượng này không tiến hành phân loại không sử dụng bao bì đúng quy định và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền đã cơ quan có thể kiểm tra xử lý theo đúng quy định pháp luật trừ trường hợp hộ gia đình cá nhân sử dụng bao bì của chất thải rắn sinh hoạt khác theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 75 Nghị định này;
– Việc thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt phải có sự phối hợp từ cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã, cộng đồng dân cư hoặc đại diện khu vực dân cư liên quan đến việc xác định thời gian, địa điểm, tần suất, tuyến thu gom chất thải sản sinh hoạt và công bố rộng rãi thông tin cho mọi người cùng nắm bắt;
– Liên quan đến trách nhiệm của cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải sản sinh hoạt thì phải sử dụng thiết bị, phương tiện thiết kế sao cho phù hợp với từng loại rác thải sinh hoạt đã được phân loại thuốc đồng thời những yêu cầu kỹ thuật để bảo vệ môi trường cũng phải luyện đáp ứng theo quy định của Bộ Tài nguyên và môi trường; cơ sở thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt cũng không được phép tự ý lựa chọn tuyến đường hoặc thời gian mà phải thực hiện theo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã hướng dẫn;
– Pháp luật cũng quy định về trách nhiệm của hộ gia đình cá nhân trong việc chuyển chất thải rắn sinh hoạt đảng được phân loại đến điểm tổng kết hoặc chuyển giao cho cơ sở vận chuyển chất thair rắn sinh hoạt;
– Đối với những công trình nằm trong dự án đầu tư được chủ dự án đầu tư hoặc chủ sở hữu ban quản lý khu đô thị mới chung cư cao tầng, tòa nhà văn phòng quản lý thì phải có trách nhiệm bố trí thiết bị công trình lưu giữ chất thải sinh hoạt phù hợp với loại chất thải theo quy định tại khoản 1 Điều 75 của Nghị định này tiến hành tổ chức thu gom chất thải từ hộ gia đình cá nhân và chuyển giao cho cơ sở thu ông vẫn chuyển chất thải rắn sinh hoạt theo đúng trình tự.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Luật bảo vệ môi trường năm 2020;
– Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.