Môi giới kết hôn có yếu tố nước ngoài được hiểu là một bên trung gian đứng ra để giới thiệu người Việt Nam kết hôn với người nước ngoài. Vậy pháp luật quy định như thế nào về xử phạt hành vi môi giới kết hôn có yếu tố nước ngoài?
Mục lục bài viết
1. Xử phạt vi phạm hành chính hành vi môi giới kết hôn có yếu tố nước ngoài:
Trước đây tại Điều 28 của
2. Xử lý hình sự hành vi môi giới kết hôn có yếu tố nước ngoài:
Tại Điều 4 của Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Tội mua bán người, mua bán người dưới 16 tuổi đã có hướng dẫn về truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp sử dụng thủ đoạn môi giới hôn nhân với người nước ngoài, Điều này đã hướng dẫn truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp sử dụng thủ đoạn môi giới hôn nhân với người nước ngoài như sau:
– Người sử dụng thủ đoạn môi giới hôn nhân với người nước ngoài sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người theo quy định ở tại Điều 150 của Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2017 nếu như hành vi của người đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Cưỡng bức, đe dọa hoặc lừa gạt để buộc người khác thực hiện việc kết hôn với người nước ngoài và chuyển giao người đó cho người nước ngoài để được nhận về tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác;
+ Cưỡng bức, đe dọa hoặc lừa gạt để buộc người khác thực hiện việc kết hôn với người nước ngoài và chuyển giao người đó cho người nước ngoài để bóc lột về tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
+ Lợi dụng thủ đoạn môi giới hôn nhân với người nước ngoài để tuyển mộ, vận chuyển, để chứa chấp những người khác để chuyển giao cho người nước ngoài bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động hay lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì những mục đích vô nhân đạo khác.
– Trường hợp người môi giới biết mục đích của người nước ngoài là thông qua về hoạt động xem mặt, chọn vợ (hoặc chồng) hoặc kết hôn để đưa những người mà được chọn ra nước ngoài bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hay là bán cho người khác hoặc vì các mục đích vô nhân đạo khác nhưng vẫn thực hiện về hành vi môi giới để nhận tiền hoặc những lợi ích vật chất khác của người nước ngoài thì cũng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người theo quy định tại Điều 150 của Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2017.
Theo đó, người có hành vi môi giới kết hôn có yếu tố nước ngoài có thể bị truy cứu trách nhiệm về tội mua bán người được quy định tại Điều 150 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2017 (nếu có những hành vi nêu trên). Cụ thể, người có hành vi môi giới kết hôn có yếu tố nước ngoài sẽ có thể phải đối mặt với những hình phạt sau:
– Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm, nếu người môi giới kết hôn với người nước ngoài dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây:
+ Người môi giới kết hôn với người nước ngoài chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;
+ Người môi giới kết hôn với người nước ngoài chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc là vì những mục đích vô nhân đạo khác;
+ Người môi giới kết hôn với người nước ngoài tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện các hành vi trên.
– Phạt tù từ 08 năm đến 15 năm, nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Có tổ chức;
+ Là vì động cơ đê hèn;
+ Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%
+ Đưa các nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
+ Đối với từ 02 người cho đến 05 người;
+ Phạm tội từ 02 lần trở lên.
– Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Có mang tính chất chuyên nghiệp;
+ Đã lấy các bộ phận cơ thể của nạn nhân;
+ Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà có tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
+ Làm các nạn nhân chết hoặc tự sát;
+ Đối với từ 06 người trở lên;
+ Có tái phạm nguy hiểm.
2. Có nhu cầu kết hôn với người nước ngoài phải đến đâu để được hỗ trợ đúng pháp luật:
Theo quy định của pháp luật về Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài thì Trung tâm có quyền hạn sau đây:
– Tư vấn những vấn đề liên quan đến hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài cho công dân của Việt Nam theo các hướng dẫn của Hội Liên hiệp Phụ nữ;
– Tư vấn, bồi dưỡng cho công dân của Việt Nam về các vấn đề sau của nước mà người yêu cầu dự định kết hôn với công dân nước đó:
+ Ngôn ngữ;
+ Văn hóa;
+ Phong tục tập quán;
+ Pháp luật về hôn nhân và gia đình;
+ Về nhập cư.
– Tư vấn, giúp đỡ người nước ngoài tìm hiểu về những vấn đề sau của Việt Nam:
+ Ngôn ngữ;
+ Văn hóa;
+ Phong tục tập quán;
+ Pháp luật về hôn nhân và gia đình.
– Giúp đỡ các bên kết hôn tìm hiểu về hoàn cảnh cá nhân, gia đình của mỗi bên và các vấn đề khác mà liên quan mà các bên yêu cầu;
– Cấp giấy xác nhận cho công dân Việt Nam sau khi đã được tư vấn, bồi dưỡng về các vấn đề trên, nếu như có yêu cầu;
– Giúp đỡ các bên kết hôn hoàn tất về hồ sơ đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật, nếu có yêu cầu;
– Trường hợp công dân của Việt Nam hoặc người nước ngoài mà có nhu cầu được giới thiệu người nước ngoài hoặc giới thiệu công dân Việt Nam để kết hôn thì Trung tâm thực hiện giới thiệu;
– Hoạt động hợp tác với tổ chức tư vấn, hỗ trợ hôn nhân của nước ngoài phải được thành lập theo đúng các quy định của pháp luật nước đó để giải quyết những vấn đề mà có liên quan đến hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;
– Được nhận thù lao để trang trải chi phí hoạt động và sẽ được thanh toán những chi phí thực tế hợp lý khác theo quy định của pháp luật, bảo đảm nguyên tắc phi lợi nhuận;
– Được thay đổi về nội dung giấy đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật.
Theo đó, nếu như công dân của Việt Nam hoặc người nước ngoài mà có nhu cầu được giới thiệu người nước ngoài hoặc giới thiệu công dân Việt Nam để kết hôn thì có thể đến Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được thành lập hợp pháp để yêu cầu giới thiệu.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 126/2014/NĐ-CP hướng dẫn
– Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2017;
– Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Tội mua bán người, mua bán người dưới 16 tuổi.