Xử phạt hành vi kinh doanh cầm đồ không có giấy phép. Đánh bạc, cho vay nặng lãi thì bị phạt thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Tôi xin hỏi chồng tôi bị công an huyện bắt vì tội cầm xe không có giấy phép kinh doanh, cho vay nặng lãi và tổ chức đánh bạc giờ bị tạm giam hơn 01 tháng mà gia đình muốn xin cho chồng tôi toại ngoại có được không và tội như vậy vào điều khoản bao nhiêu, hình phạt thế nào và chồng tôi liệu có được hưởng án treo không ạ?
Cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, về hành vi nhận cầm xe mà không có giấy phép kinh doanh
Theo quy định pháp luật, kinh doanh dịch vụ cầm đồ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Kinh doanh dịch vụ cầm đồ là ngành nghề kinh doanh đặc biệt, cần đảm bảo các điều kiện về an ninh, trật tự cho nên bản thân bạn là chủ cửa hàng kinh doanh hay cửa hàng, cơ sở kinh doanh của bạn cũng cần đảm bảo những điều kiện cụ thể theo quy định của pháp luật
Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 6. Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh không đúng địa điểm, trụ sở ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.
Xem thêm: Xử phạt hành chính khi không có giấy phép kinh doanh
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
5. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 4 Điều này trong trường hợp kinh doanh ngành, nghề thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.”
Điểm 1 Khoản 3 Điều 11 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm các quy định về quản lý ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự :
“3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hoạt động kinh doanh ngành, nghề có điều kiện về an ninh, trật tự mà không có giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;”
Chiếu theo các quy định trên vào trường hợp của chồng bạn, thì đối với hành vi kinh doanh cầm đồ trái pháp luật của chồng bạn sẽ bị xử lý như sau
+ Từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định
Xem thêm: Biển cấm dừng, cấm đỗ: Quy định nơi đặt, mức phạt dừng đỗ sai?
+ Phạt từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đối với hành vi kinh doanh dịch vụ cầm đồ thuộc ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự mà không có giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự.
Thứ hai, đối với hành vi cho vay nặng lãi:
Theo điểm d khoản 3 Điều 11 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP thì đối với hành vi cho vay nặng lãi có thể Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cho vay tiền có cầm cố tài sản, nhưng lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay.
Điều 163 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định về tội cho vay nặng lãi như sau:
“1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ 10 lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ 1 lần đến 10 lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm.
2. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 1 đến 5 lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.”
Như vậy, đối với hành vi cho vay nặng lãi của chồng bạn, tùy vào mức độ vi phạm mà có thể bị xử lý hành chính hoặc bị xử lý hình sự theo quy định pháp luật đã nêu trên.
Xem thêm: Kinh doanh thuốc lá không có giấy phép bị phạt bao nhiêu?
Thứ ba: Đối với hành vi tổ chức đánh bạc
Điều 249 Bộ luật hình sự 1999 quy định:
“1. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc với quy mô lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này và Điều 248 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến ba trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Thu lợi bất chính lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn;
c) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Xem thêm: Những hành vi bị nghiêm cấm đối với trẻ em theo Luật Trẻ em 2016
Như vậy, đối với hành vi đánh bạc, theo quy định của pháp luật hình sự, mức phạt cao nhất có thể là 10 năm tùy vào mức độ của hành vi phạm tội
Về thủ tục để được hưởng tại ngoại và án treo
Khoản 1 Điều 60. Bộ luật hình sự 1999 quy định về điều kiện được hưởng như sau:
“1. Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm.”
Như vậy, khi người phạm tội bị xử phạt tù không quá 03 năm, và được căn cứ vào nhân thân của chồng bạn, và các tình tiết giảm nhẹ, thì Tòa án sẽ xem xét để quyết định cho chồng bạn được hưởng án treo
Về vấn đề tại ngoại quy định như sau:
Điều 92 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định về điều kiện và thủ tục bảo lĩnh:
“1. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.
Xem thêm: Hỏi về điều kiện và thủ tục thành lập cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ
2. Cá nhân có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ. Trong trường hợp này thì ít nhất phải có hai người. Tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức của mình. Khi nhận bảo lĩnh, cá nhân hoặc tổ chức phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án. Khi làm giấy cam đoan, cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.
3. Những người quy định tại khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà có quyền ra quyết định về việc bảo lĩnh.
4. Cá nhân nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo phải là người có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Việc bảo lĩnh phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc. Đối với tổ chức nhận bảo lĩnh thì việc bảo lĩnh phải có xác nhận của người đứng đầu tổ chức.
5. Cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đã cam đoan và trong trường hợp này bị can, bị cáo được nhận bảo lĩnh sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác”.
Căn cứ quy định trên thì trong giai đoạn điều tra, gia đình bạn có thể làm đơn bảo lĩnh cho chồng của bạn. Tuy nhiên việc cho chồng của bạn được bảo lĩnh hay không tại giai đoạn điều tra do Thủ trưởng Cơ quan điều tra quyết định căn cứ vào tính chất và mức độ phạm tội của chồng bạn. Gia đình bạn có thể cử ra ít nhất hai người (đáp ứng các điều kiện nói trên) làm đơn xin bảo lãnh cho người nhà bạn tại ngoại, đơn này phải có xác nhận của UBND cấp xã – nơi người bảo lãnh cư trú, sau đó gửi đến cơ quan điều tra có thẩm quyền để được xem xét giải quyết.