Phòng cháy chữa cháy ngày nay đang được nhiều người dân đặc biệt quan tâm bởi những rủi ro xảy ra trong lĩnh vực này thường gây thiệt hại con người, tài sản. Vậy, xử phạt hành vi không phổ biến nội quy, quy định về PCCC được quy định ra sao?
Mục lục bài viết
1. Xử phạt hành vi không phổ biến nội quy, quy định về PCCC:
Hành vi vi phạm liên quan đến lĩnh vực ban hành, phổ biến, thực hiện nội quy biển báo, biển cấm, sơ đồ, biển chỉ dẫn về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ đã được quy định cụ thể trong Điều 29 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP, theo đó tùy thuộc vào những hành vi vi phạm cụ thể thì sẽ bị áp dụng mức phạt tiền khác nhau ,mức phạt tiền có thể lên tới 5 triệu đồng nếu có hành vi vi phạm liên quan đến nội quy quy định về phòng cháy chữa cháy.
– Mức 1. Cá nhân có thể bị áp dụng mức hình phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng khi thực hiện một trong các hành vi như:
+ Nội quy về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của người hoặc cơ quan có thẩm quyền đã được cung cấp đầy đủ tuy nhiên vẫn cố tình không chấp hành theo đúng nội quy;
+ Trong quá trình phổ biến, nội quy biển báo, biển cấm, sơ đồ, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ mà đặt nội dung niêm yết ở những nơi bị che khuất tầm nhìn hoặc đã bị mất tác dụng;
+ Pháp luật cũng quy định rõ về quy cách và mẫu quy định thực hiện việc niêm yết đến báo về sớm mình chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy nên việc niêm yết không đúng theo quy cách mẫu quy định cũng sẽ bị xử phạt ở mức nêu trên;
– Mức 2. Cá nhân có thể bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng nếu có một trong các hành vi dưới đây: + Tại những mà khu vực được xác định là nguy hiểm theo quy định của pháp luật mà không tiến hành niêm yết biển báo biển cấm sơ đồ bên chị dẫn về phòng cháy và chữa cháy đồng thời bị cấm biển cảnh báo cũng không được áp dụng tại đây;
+ Nội quy về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ của người hoặc cơ quan có thẩm quyền cũng không được chấp hành tuân thủ đúng theo nội quy đã đề ra;
+ Không có trách nhiệm trong việc phổ biến nội quy về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cho những cá nhân nằm trong phạm vi quản lý về lĩnh vực này;
+ Liên quan đến các nội quy về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nhưng ban hành nội dung không đầy đủ hoặc không phù hợp tùy vào đặc điểm tính chất hoạt động của cơ sở;
– Mức 3. Nếu có hành vi không niêm yết nội quy về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ thì có thể áp dụng mức phạt từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với hành vi này;
– Mức 4. Mức phạt tiền có thể từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng nếu cá nhân có hành vi vi phạm như không có hoặc có nội phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ nhưng những văn bản này được lập nên trái với hướng dẫn hoặc các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước đã ban hành.
2. Công ty có bắt buộc phải treo nội quy, sơ đồ PCCC?
Căn cứ theo Điều 20 Văn bản hợp nhất số 17 VBHN/VPQH 2013 Luật Phòng cháy chữa cháy theo quy định cụ thể những nội dung liên quan đến việc phòng cháy đối với cơ sở, cụ thể:
– Các cơ sở được bố trí trên một phạm vi nhất định mà trong quá trình hoạt động của người quản lý và sẽ thấy cần thiết có phương án phòng cháy và chữa cháy độc lập phải thực hiện các yêu cầu cơ bản như:
+ Trong suốt quá trình hoạt động phải có các quy định về nội quy về an toàn phòng cháy và chữa cháy;
+ Nếu không may xảy ra những rủi ro về phòng về cháy nổ thì cần có các biện pháp xử lý nhanh chóng kịp thời;
+ Đã có thể phát hiện nhanh chóng thì cần trang bị thêm hệ thống hỗ trợ báo cháy chữa cháy hoặc ngăn chặn phù hợp với tính chất hoạt động của cơ sở;
+ Để đáp ứng yêu cầu và giải quyết phòng cháy và chữa cháy thì những lực lượng và phương tiện các điều kiện khác cũng cần được chuẩn bị để hỗ trợ vấn đề này;
+ Để có thể đảm bảo quá trình hoạt động phòng cháy chữa cháy thì cần có bố trí kinh phí hợp lý để hỗ trợ hoạt động này;
+ Ngoài ra, để giám sát trong suốt quá trình phòng cháy chữa cháy thì cần chuẩn bị cả hồ sơ theo dõi quản lý hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
– Với cơ sở khác thì thực hiện các yêu cầu về phòng cháy được thực hiện theo khoản 1 của điều này sẽ phải phù hợp với quy mô tính chất hoạt động của cơ sở đó;
– Trong một số trường hợp các đối tượng được quy định tại Điều 21 đến Điều 28 của Luật phòng cháy chữa cháy thì ngoài việc thực hiện các yêu cầu về phòng cháy theo quy định tại Khoản 1 của Điều 20 Luật này còn phải nghiêm túc thực hiện các biện pháp đặc thù về phòng cháy và chữa cháy cho từng đối tượng.
Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP thì các cơ sở nằm trong danh mục quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo nghị định này phải tuân thủ các điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy ví dụ như có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, hướng dẫn cách thoát nạn phù hợp đúng với quy chuẩn tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định mà Bộ Công an đã hướng dẫn.
Như vậy, hiện tại có hai nhóm đối tượng phải có nội quy và sơ đồ phòng cháy chữa cháy bao gồm những cơ sở thuộc sự quản lý phòng cháy, chữa cháy của
3. Quy định về nội quy an toàn và sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy chữa cháy:
– Liên quan đến nội quy an toàn về phòng cháy chữa cháy: Cá nhân, tổ chức cần đặc biệt lưu ý về nội quy an toàn về phòng cháy, chữa cháy phù hợp với tính chất, đặc điểm hoạt động của từng cơ sở và phải thực hiện đầy đủ các nội dung cơ bản như: Ghi nhận rõ về việc quản lý sử dụng điện nguồn lửa nguồn nhiệt hoặc những chất dễ gây cháy nổ; trong suốt quá trình sử dụng cần đặc biệt lưu ý với những thiết bị dụng cụ có khả năng sinh lửa, sinh nhiệt; Trong suốt quá trình quản lý và sử dụng phương tiện thiết bị phòng cháy và chữa cháy cũng cần ghi nhận các nội dung liên quan đến vấn đề này đặc biệt cần liệt kê những hành vi bị nghiêm cấm để có thể phòng cháy và chữa cháy; Ngoài ra, cũng phải hỗ trợ thêm những kiến thức và kỹ năng cho các cá nhân khi xảy ra cháy nổ.
– Sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy chữa cháy: được thiết lập thì phải đảm bảo thể hiện rõ nội dung về đường lối thoát nạn vị trí bố trí phương tiện hoặc thể hiện được vị trí thiết bị chữa cháy của khu vực tầng nhà. Tùy thuộc vào tính chất đặc điểm hoạt động cụ thể của các cơ sở thì sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy chữa cháy phải thể hiện một cách dễ hiểu có thể tách thành sơ đồ chỉ dẫn riêng.
– Quy định các nội dung liên quan đến biển báo về phòng cháy chữa cháy:
– Các cơ sở lắp đặt biển báo về phòng cháy chữa cháy bao gồm những nội dung như:
+ Cá nhân thực hiện việc lắp biển cấm lửa, biển cấm hút thuốc, biển cấm mang, những khu vực không được sử dụng diêm, bật lửa, điện thoại di động, thiết bị thu phát
+ Nếu có cơ sở cho thấy những khu vực có nguy hiểm về cháy, nổ thì cũng cần đặt biển báo;
+ Nếu không may xảy ra cháy nổ thì cũng cần trang bị thêm biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, gồm: Biển chỉ hướng thoát nạn, cửa thoát nạn; biển chỉ vị trí trụ, cột, bể, bến lấy nước chữa cháy.
Lưu ý: Nội quy an toàn, sơ đồ về phòng cháy và chữa cháy phải được phổ biến và niêm yết ở những nơi dễ thấy để mọi người biết và chấp hành.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất số 17 VBHN/VPQH 2013 Luật Phòng cháy chữa cháy
– Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.