Khảo nghiệm phân bón phải thực hiện trước khi công nhận lưu hành trừ một số loại phân bón không bắt buộc thực hiện việc này. Vậy hành vi không lưu giữ hồ sơ khảo nghiệm phân bón bị xử phạt thế nào?
Mục lục bài viết
1. Xử phạt hành vi không lưu giữ hồ sơ khảo nghiệm phân bón:
Cách hiểu về khảo nghiệm phân bón đã được hướng dẫn cụ thể tại khoản 15, Điều 2 Luật Trồng trọt năm 2018, theo đó khảo nghiệm phân bón được hiểu là hoạt động tiến hành theo dõi, đánh giá những chỉ tiêu đã được đề ra sẵn, mục đích chính là xác định phương thức sử dụng tác động đến môi trường và xem xét phân bón này có đem lại hiệu quả nông học, hiệu quả kinh tế hay không.
Chính vì vậy, khi tiến hành khảo nghiệm phân bón thì phải đảm bảo những yêu cầu đã được quy định cụ thể tại Điều 39 của Luật Trồng trọt năm 2018, và việc khảo nghiệm phân bón phải được thực hiện trước khi công nhận lưu hành, trừ một số loại phân bón đã quy định là không bắt buộc phải khảo nghiệm đã được ghi nhận trong Điều này. Theo quy định, khi tiến hành khảo nghiệm phân bón thì các cá nhân, tổ chức bắt buộc phải lập hồ sơ khảo nghiệm phân bón theo đúng quy định và tiến hành lưu giữ hồ sơ để cơ quan có thẩm quyền tiến hành giám sát theo dõi. Trường hợp không lưu giữ hồ sơ khảo nghiệm phân bón theo đúng quy định thì sẽ bị áp dụng mức phạt tiền đã được quy định tại Nghị định 31/2023/NĐ-CP.
Hiện nay, Nghị định 31/2023/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 28 tháng 7 năm 2023 quy định cụ thể về hành vi vi phạm hành chính, hình thức mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả cũng như thẩm quyền các cá nhân được lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo từng chức danh áp dụng cho từng hành vi vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực trồng trọt. Trong phạm vi bài viết này thì mức phạt đối với hành vi không lưu giữ hồ sơ được quy định cụ thể tại Điều 26 của Nghị định 31/2023/NĐ-CP. Theo đó, cá nhân có hành vi vi phạm liên quan đến khảo nghiệm phân bón sẽ bị áp dụng mức xử phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng nếu vi phạm một trong các hành vi dưới đây:
– Hồ sơ khảo nghiệm phân bón sau khi được thực hiện nhưng lại không được lưu giữ theo đúng quy định;
– Hàng năm kết quả hoạt động của tổ chức khảo nghiệm phân bón phải được thông báo, báo cáo định kỳ tại cơ quan có thẩm quyền tuy nhiên lại không nộp báo cáo định kỳ hàng năm hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
– Mức phạt tiền có thể lên đến 15 triệu đồng với 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi dưới đây:
+ Những điều kiện của tổ chức khảo nghiệm phân bón được công nhận trong quá trình hoạt động khảo nghiệm không được duy trì một cách đầy đủ;
+ Việc cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm trong việc không tuân thủ quy chuẩn tiêu chuẩn quy trình kỹ thuật và các yêu cầu khảo nghiệm theo đúng quy định;
– Đối với hành vi vi phạm quy định về khảo nghiệm phân bón thì mức phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng sẽ được áp dụng đối với hành vi cung cấp kết quả sai so với kết quả khảo nghiệm phân bón trên thực tế;
– Mức phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng sẽ được áp dụng đối với hành vi vi phạm không thực hiện khảo nghiệm phân bón hoặc có thực hiện việc khảo nghiệm nhưng lại không đúng theo quy định mà vẫn cấp kết quả khảo nghiệm. Này dẫn đến những sai phạm trong quá trình khảo nghiệm phân bón ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đánh giá của cơ quan quản lý;
– Mức phạt tiền đối đa đối với hành vi vi phạm này nằm trong khung phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng. nêu các cá nhân tổ chức cố tình thực hiện hành vi tẩy xóa sửa chữa tài liệu khảo nghiệm phân bón; Cũng trong quy định của Điều 26 Nghị định này thì hình thức xử phạt bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả cũng sẽ được áp dụng tùy vào từng hành vi vi phạm cụ thể. Còn đối với hành vi không lưu giữ hồ sơ khảo nghiệm phân bón thì cá nhân sẽ chị bị áp dụng mức phạt tiền đối với hành vi này là từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng không có hình thức xử phạt bổ sung hoặc biện pháp khắc phục hậu quả. Bên cạnh đó căn cứ theo quy định tại điều 5 của Nghị định 31/2023/NĐ-CP thì mức phạt tiền và thẩm quyền và tiền cũng đã được ghi nhận với các nội dung dưới đây:
– Hành vi vi phạm hành chính liên quan đến trồng trọt (trừ lĩnh vực vi phạm về phân bón) thì đối với cá nhân thì mức phạt tiền được áp dụng tối đa sẽ không quá 50 triệu đồng; Trong cùng một hành vi vi phạm hành chính về phân bón đối với cá nhân thì mức phạt tiền tối đa sẽ không vượt quá 100 triệu đồng;
– Với những hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III của Nghị định này, trong đó có liên quan đến hành vi không lưu giữ hồ sơ khảo nghiệm phân bón đúng quy định thì mức phạt tiền được quy định sẽ áp dụng đối với cá nhân; Còn trong trường hợp tổ chức có cùng một hành vi vi phạm thì mức phạt tiền sẽ gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân;
– Liên quan đến thẩm quyền xử phạt của các chức danh quy định tại Chương IV của Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức sẽ gấp hai lần thẩm quyền và tiền đối với cá nhân.
Như vậy, đối với hành vi không thực hiện lưu giữ hồ sơ khảo nghiệm phân bón đúng theo quy định thì cá nhân có thể bị áp dụng mức phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng còn đối với tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền là từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
2. Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi không lưu giữ hồ sơ khảo nghiệm phân bón không?
Hành vi liên quan đến việc không lưu giữ hồ sơ khảo nghiệm phân bón là một trong những lĩnh vực thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến trồng trọt. Các cá nhân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực này được quy định từ Điều 29 đến Điều 35 của Nghị định 31/2023/NĐ-CP trong đó có thể kể đến thẩm quyền xử phạt của quản lý thị trường. Căn cứ theo Điều 32 của Nghị định 31/2023/NĐ-CP thì quản lý thị trường bao gồm các cá nhân như Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ, Cục trưởng Cục quản lý thị trường cấp tỉnh và Cục trưởng Cục nhiệm vụ quản lý thị trường trực thuộc Tổng cục quản lý thị trường; và Tổng cục trưởng Cục quản lý thị trường đều có thẩm quyền ra quyết định xử phạt về lĩnh vực này, cụ thể:
– Kiểm tra viên thị trường đang thi hành công vụ được trao tặng quyền áp dụng mức phạt cảnh cáo đối với cá nhân tổ chức hành vi vi phạm hoặc có thể ra quyết định xử phạt với mức tiền lên đến 500.000 đồng;
– Thẩm quyền được trao cho Đội trưởng đội quản lý thị trường đó là áp dụng hình thức và cảnh cáo phạt tiền lên đến 25 triệu đồng với hành vi vi phạm về trồng trọt ngoài ra cá nhân này còn được áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đã được quy định tại điểm b, d, k, i và p khoảng 3 Điều 4 của Nghị định này;
– Cục trưởng Cục quản lý thị trường cấp tỉnh và Cục trưởng Cục nghiệp vụ quản lý thị trường trực thuộc Tổng cục quản lý thị trường có thể áp dụng hình thức và cảnh cáo phạt tiền lên đến 50 triệu đồng đối với hành vi vi phạm liên quan đến lĩnh vực trồng trọt; có thể áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn nhất định; Ngoài ra, biện pháp khắc phục hậu quả cũng sẽ được cá nhân này áp dụng theo quy định tại các điểm a, b, k, l, m và p khoản 3 Điều 4 của Nghị định này;
– Cá nhân đang giữ vị trí là Tổng cục trưởng Tổng cục quản lý thị trường được quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền lên đến 50 triệu đồng đối với hành vi vi phạm về trồng trọt trừ lĩnh vực phân bón còn trong lĩnh vực phân bón nếu phát hiện hành vi vi phạm thì mức tiền phạt được áp dụng lên đến 100 triệu đồng; Ngoài ra cũng có thể tước quyền sử dụng giấy phép chứng chỉ hành nghề có thời hạn và áp dụng biện pháp hậu khắc phục hậu quả theo quy định tại điểm a, b, d, k, l, m và p khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
3. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức không lưu giữ hồ sơ khảo nghiệm phân bón đúng quy định:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức không lưu giữ hồ sơ khảo nghiệm phân bón được quy định tại Điều 3 Nghị định 31/2023/NĐ-CP theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về Trồng trọt là 01 năm. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm sẽ được áp dụng trong các trường hợp sau:
– Nếu có hành vi vi phạm hành chính liên quan về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng;
– Vi phạm hành chính về sản xuất, buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng;
– Trong quá trình sản xuất, buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu phân bón có phát hiện hành vi vi phạm hành chính
Với quy định, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức không lưu giữ hồ sơ khảo nghiệm phân bón là 02 năm.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Luật Trồng trọt năm 2018;
– Nghị định số 31/2023/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính về Trồng trọt.