Hoạt động dạy thêm và học thêm trái phép trên thực tế vẫn còn đang xảy ra ở một số khu vực. Một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm nhất hiện nay đó là biện pháp xử lý đối với giáo viên có hành vi ép học sinh phải học thêm trái phép. Vậy hành vi ép học sinh phải học thêm bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Hành vi ép học sinh phải học thêm bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT có quy định về vấn đề xử lý vi phạm. Theo đó:
-
Nhà trường, cơ sở dạy thêm, các cá nhân và tổ chức vi phạm quy định của pháp luật về hoạt động dạy thêm, học thêm, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm khác nhau sẽ bị xử lý đúng theo quy định của pháp luật;
-
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có công chức, viên chức, cán bộ thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật về hoạt động dạy thêm, học thêm thì tùy vào tính chất, mức độ vi phạm của hành vi, có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 15 của
-
Áp dụng đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý bao gồm những hình thức xử lý kỷ luật như sau:
+ Khiển trách;
+ Cảnh cáo;
+ Buộc thôi việc;
-
Áp dụng đối với viên chức quản lý bao gồm những hình thức xử lý kỷ luật như sau:
+ Khiển trách;
+ Cảnh cáo;
+ Cách chức;
+ Buộc thôi việc.
Như vậy, theo các điều luật nêu trên thì giáo viên khi có hành vi ép buộc học sinh phải học thêm trái quy định của pháp luật để thu tiền thì tùy vào tính chất, mức độ vi phạm của hành vi, giáo viên đó có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Riêng đối giáo viên là viên chức thì khi vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định.
2. Giáo viên có được ép buộc học sinh phải học thêm để thu tiền không?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 22 của Luật Giáo dục năm 2019 có quy định về những hành vi bị nghiêm cấm trong các cơ sở giáo dục. Bao gồm những hành vi như sau:
-
Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm đến thân thể của nhà giáo, các cán bộ và người lao động trong các cơ sở giáo dục và người học;
-
Hành vi xuyên tạc nội dung giáo dục;
-
Hành vi gian lận trong quá trình học tập, thi cử, kiểm tra và quá trình tuyển sinh;
-
Hút thuốc trong cơ sở giáo dục, uống rượu, uống bia, gây rối an ninh trật tự trái quy định pháp luật;
-
Ép buộc học sinh phải học thêm để thu tiền trái phép;
-
Lợi dụng hoạt động tài trợ, ủng hộ trong lĩnh vực giáo dục để ép buộc người khác đóng tiền hoặc hiện vật.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 31 của Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, có quy định về hành vi ứng xử và trang phục của giáo viên, nhân viên. Theo đó, giáo viên không được thực hiện những điều như sau:
-
Thực hiện hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm hoặc xâm phạm thân thể của học sinh, đồng nghiệp dưới bất kỳ hình thức nào;
-
Gian lận trong quá trình thi cử, kiểm tra, tuyển sinh; thực hiện hành vi gian lận trong hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh; bỏ giờ, bỏ buổi dậy tùy tiện, cách xén nội dung giáo dục hoặc nội dung trong chương trình giảng dạy;
-
Thực hiện các hoạt động xuyên tạc nội dung dạy học, xuyên tạc nội dung giáo dục; dạy sai nội dung, sai kiến thức, sai với quan điểm và đường lối giáo dục của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
-
Có hành vi ép buộc học sinh học thêm để thu tiền, trục lợi cá nhân, lợi dụng việc tài trợ hoặc ủng hộ trong hoạt động giáo dục để ép buộc các cá nhân khác đóng tiền mặt hoặc hiện vật;
-
Có hành vi hút thuốc lá, uống rượu, uống bia hoặc có hành vi sử dụng các chất kích thích khác trong quá trình tham gia hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục;
-
Có hành vi cản trở hoặc gây khó khăn cho việc hỗ trợ, phục vụ công tác dạy học, giáo dục học sinh hoặc một số công việc khác trong hoạt động giáo dục.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có quy định về nguyên tắc dạy thêm và học thêm. Theo đó, hoạt động dạy thêm của giáo viên cần phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản như sau:
-
Trong quá trình dạy thêm ngoài trường học, giáo viên dạy thêm chỉ được phép tổ chức hoạt động dạy thêm khi học sinh, học viên có nhu cầu, học sinh tự nguyện và được cha mẹ/người giám hộ của học sinh đó đồng ý;
-
Trong quá trình dạy thêm ngoài nhà trường, giáo viên không được phép sử dụng bất cứ hình thức nào nhằm mục đích ép buộc học sinh học thêm trái quy định pháp luật;
-
Nội dung dạy thêm, học thêm không được trái với pháp luật Việt Nam, không đi ngược với thuần phong mỹ tục, không mang định kiến sắc tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, địa vị xã hội hoặc định kiến về giới; tuyệt đối không cắt giảm nội dung dạy học theo kế hoạch giáo dục để đưa vào chương trình dạy thêm;
-
Phải nhằm mục đích góp phần phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh sinh viên, không gây ảnh hưởng tới chương trình giáo dục của nhà trường, thực hiện chương trình môn học của giáo viên;
-
Thời lượng dạy thêm, thời gian, địa điểm tổ chức và hình thức dạy thêm phải hoàn toàn phù hợp với tâm lý lứa tuổi, phải đảm bảo sức khỏe cho học sinh, đảm bảo quy định về phòng cháy chữa cháy tại nơi tổ chức dạy thêm.
Theo đó thì có thể nói, giáo viên không được phép ép buộc học sinh học thêm để thu tiền, hành vi ép buộc học sinh phải học thêm để thu tiền là một trong những hành vi vi phạm điều cấm của pháp luật.
3. Có những trường hợp nào giáo viên không được dạy thêm?
Căn cứ theo quy định tại Điều Điều 4 của Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm có quy định về các trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm. Theo đó bao gồm những trường hợp cơ bản như sau:
-
Nhằm mục đích bồi dưỡng về văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao hoặc nhằm mục đích rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh tiểu học;
-
Giáo viên đang công tác và làm việc, dạy học tại các nhà trường sẽ không được phép tiến hành hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục chung của cơ sở giáo dục đào tạo;
-
Giáo viên là cá nhân đang công tác và làm việc tại các trường công lập không được tham gia quản lý, điều hành quá trình học thêm, dạy thêm ngoài nhà trường tuy nhiên có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện nay thì có những trường hợp giáo viên không được dạy thêm như sau:
-
Giáo viên đang được hưởng lương từ nguồn ngân sách nhà nước không được tổ chức dạy thêm, học thêm có thu tiền;
-
Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống;
-
Không được dạy thêm, học thêm trong các trường học chính quy. Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông;
-
Đối với giáo viên đang công tác và hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập thì:
+ Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường;
+ Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.
THAM KHẢO THÊM: