Xử phạt hành vi chăn nuôi gia cầm gây ô nhiễm môi trường. Yêu cầu bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Tôi có một vấn đề xin được tư vấn. Nhà tôi ở trong ngõ đã xây từ rất lâu (1983), cách đây khoảng chục năm nhà hàng xóm có xây nhà vệ sinh (không phải vệ sinh tự hoại) và chuồng chăn nuôi gà vịt ngay trước cổng nhà tôi. Việc họ chăn nuôi nhưng không giữ vệ sinh nên để mùi hôi thối bốc sang nhà tôi thực sự rất khó chịu. Khách sang nhà tôi chơi ai cũng bảo nhà họ không có ý thức xây nhà vệ sinh ngay trước cửa nhà người ta ở. Lúc họ mới xây thì nhà chỉ có mỗi mình mẹ tôi một thân một mình nên cũng không nói gì được. Nay tôi có đưa con nhỏ về ở cùng mẹ để tiện cho công việc. Tôi không muốn con mình phải ở gần môi trường mất vệ sinh như vậy. Mẹ tôi đã nhiều lần ý kiến nhưng nhà họ vẫn để như vậy. Tôi muốn mẹ tôi làm đơn kiện nhà hàng xóm để họ có biên pháp giải quyết không để tình trạng mùi hôi thối bốc sang nhà tôi như hiện giờ nữa. Xin luật sư tư vấn cho tôi mẫu đơn kiện và cách viết đơn kiện trong trường hợp này như thế nào. Tôi rất mong nhận được sự tư vấn giúp đỡ của các luật sư.
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
2. Luật sư tư vấn:
Theo quy định của “Bộ luật dân sự năm 2015” :
“Điều 267. Nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng
1. Khi xây dựng công trình, chủ sở hữu công trình phải tuân theo pháp luật về xây dựng, bảo đảm an toàn, không được xây vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định và không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh.
2. Khi có nguy cơ xảy ra sự cố đối với công trình xây dựng, ảnh hưởng đến bất động sản liền kề và xung quanh thì chủ sở hữu công trình phải cho ngừng ngay việc xây dựng, sửa chữa hoặc dỡ bỏ theo yêu cầu của chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
3. Khi xây dựng công trình vệ sinh, kho chứa hoá chất độc hại và các công trình khác mà việc sử dụng có khả năng gây ô nhiễm môi trường, chủ sở hữu phải xây cách mốc giới một khoảng cách và ở vị trí hợp lý, phải bảo đảm vệ sinh, an toàn và không làm ảnh hưởng đến chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh.”
Theo thông tin bạn cung cấp, nhà hàng xóm có xây nhà vệ sinh (không phải vệ sinh tự hoại) và chuồng chăn nuôi gà vịt ngay trước cổng nhà bạn. Việc hàng xóm xây nhà vệ sinh ngay trước cổng nhà bạn và chăn nuôi nhưng không giữ vệ sinh nên để mùi hôi thối bốc sang nhà bạn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình bạn là không đúng quy định vì theo Khoản 3 Điều 267 “Bộ luật dân sự 2015” thì nghĩa vụ của gia đình hàng xóm khi xây dựng công trình là phải xây dựng ở vị trí hợp lý, phải bảo đảm vệ sinh, an toàn và không làm ảnh hưởng đến chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh.
Xem thêm: Quyền chọn phụ thuộc vào quỹ đạo của giá tài sản cơ sở là gì? Nội dung
>>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài: 1900.6568
Bên cạnh đó, hành vi của người hàng xóm còn có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
e) Nuôi gia súc, gia cầm, động vật gây mất vệ sinh chung ở khu dân cư.”
Đối với trường hợp của bạn, gia đình bạn nên qua trao đổi trực tiếp và yêu cầu họ sửa chữa hoặc dỡ bỏ nhà vệ sinh đó. Trong trường hợp mà họ cố tình không sửa chữa hoặc dỡ bỏ theo yêu cầu của gia đình bạn thì bạn có thể nhờ sự can thiệp của Ủy ban nhân dân yêu cầu họ tiến hành sửa chữa hoặc dỡ bỏ. Hơn nữa, nếu bạn có đủ căn cứ để chứng minh việc họ xây dựng nhà vệ sinh gây ô nhiễm như vậy mà gây thiệt hại trực tiếp cho gia đình bạn thì gia đình đó có thể phải bồi thường.
Ngoài ra, nếu bạn có những căn cứ và có thể chứng minh được những thiệt hại do nhà hàng xóm xây nhà vệ sinh không đảm bảo và ảnh hưởng trực tiếp đến gia đình bạn thì bạn có thể khởi kiện gia đình đó ra
Xem thêm: Tham gia cấp vốn rủi ro là gì? Đặc điểm và một số lưu ý khi tham gia