Xử phạt hành chính về việc chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường? Quy trình xử phạt hành chính? Quy định về xử lý chất thải chăn nuôi?
Chăn nuôi là một trong những lĩnh vực kinh doanh của cá nhân, của hộ kinh doanh, của cơ sở sản xuất. Trong quá trình chăn nuôi sẽ phải thải ra môi trường các chất thải, nước và các khí thải rắn có nguy cơ gây ra ô nhiễm môi trường do đó mà những chủ thể này bắt buộc cần phải đảm bảo những yêu cầu về bảo vệ môi trường khi mà thực hiện những việc chăn nuôi. Vậy xử phạt hành chính về việc chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường như thế nào?
Căn cứ pháp lý:
– Nghị định 14/2021/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi;
– Nghị định 45/2022/NĐ-CPxử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bảo vệ môi trường;
– Luật Chăn nuôi 2018.
Mục lục bài viết
1. Xử phạt hành chính về việc chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường:
Tại Điều 30 Nghị định 14/2021/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi có quy định về vi phạm quy định về xử lý chất thải chăn nuôi trang trại thì:
– Hành vi vi phạm các quy định về xử lý chất thải rắn mà có nguồn gốc hữu cơ không đáp ứng được quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì sẽ bị xử phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với các cá nhân chăn nuôi trang trại có quy mô nhỏ và đối với tổ chức là 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các cá nhân chăn nuôi trang trại có quy mô vừa và đối với tổ chức là 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với các cá nhân chăn nuôi trang trại có quy mô lớn và đối với tổ chức là 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng.
– Hành vi vi phạm quy định về xử lý nước thải chăn nuôi mà không đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi cho cây trồng thì sẽ bị xử phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối các cá nhân với chăn nuôi trang trại có quy mô nhỏ và đối với tổ chức là 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với các cá nhân chăn nuôi trang trại quy mô vừa và đối với tổ chức là 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các cá nhân chăn nuôi trang trại có quy mô lớn và đối với tổ chức là 14.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
– Hành vi vi phạm các quy định về xử lý khí thải từ các hoạt động chăn nuôi mà không đáp ứng được quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải chăn nuôi thì sẽ bị xử phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các cá nhân chăn nuôi trang trại có quy mô nhỏ và đối với tổ chức là 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với các cá nhân chăn nuôi trang trại có quy mô vừa và đối với tổ chức là 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các cá nhân chăn nuôi trang trại có quy mô lớn và đối với tổ chức là 14.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
+ Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục về tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả về khắc phục trong thời hạn do chính người có thẩm quyền xử phạt ấn định.
Như vậy, hành vi vi phạm về quy định về xử lý các chất thải chăn nuôi trang trại hoàn toàn sẽ có thể bị xử phạt với mức tiền lên đến là 10.000.000 đồng đối với cá nhân và 20.000.000 đồng đối với tổ chức. Ngoài ra, những cá nhân, tổ chức này còn có thể bị buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục về tình trạng ô nhiễm môi trường và phải báo cáo kết quả về khắc phục như một biện pháp khắc phục hậu quả.
Tại Điều 31 Nghị định 14/2021/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi có quy định về vi phạm quy định về xử lý chất thải chăn nuôi nông hộ thì:
– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với các cá nhân có hành vi không có các biện pháp xử lý phân, nước thải chăn nuôi bảo đảm được vệ sinh môi trường và gây ảnh hưởng đến những người xung quanh.
– Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và phải báo cáo kết quả khắc phục ở trong thời hạn do chính người có thẩm quyền xử phạt ấn định
Như vậy, hành vi vi phạm các quy quy định về xử lý các chất thải chăn nuôi nông hộ thì hoàn toàn có thể sẽ bị xử phạt với mức tiền lên đến là 1.000.000 đồng đối với cá nhân và đối với tổ chức là 2.000.000 đồng. Ngoài ra,họ còn có thể bị buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục về tình trạng ô nhiễm môi trường và phải báo cáo kết quả khắc phục như là một biện pháp khắc phục hậu quả.
Tại Khoản 3, Khoản 8, Khoản 9 Điều 24 Nghị định 45/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Đối với các hành vi gây ra ô nhiễm đất, nước (như nước ngầm, nước mặt bên trong và bên ngoài khuôn viên của cơ sở) hoặc là không khí vượt qua quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đất, nước, không khí xung quanh thì sẽ bị xử phạt như sau:
– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với các trường hợp hàm lượng của chất gây ô nhiễm (thông số môi trường) ở trong đất, ở trong nước hoặc ở trong không khí vượt qua quy chuẩn kỹ thuật dưới 03 lần đối với các thông số môi trường nguy hại hoặc là dưới 05 lần đối với các thông số môi trường thông thường;
Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với các trường hợp hàm lượng của chất gây ô nhiễm (thông số môi trường) ở trong đất, ở trong nước hoặc ở trong không khí vượt qua quy chuẩn kỹ thuật từ 03 lần cho đến dưới 05 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc là từ 05 lần cho đến dưới 10 lần đối với thông số môi trường thông thường;
Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với các trường hợp hàm lượng của chất gây ô nhiễm (thông số môi trường) ở trong đất, trong nước hoặc trong không khí vượt qua quy chuẩn kỹ thuật từ 05 lần trở lên đối với các thông số môi trường nguy hại hoặc là từ 10 lần trở lên đối với thông số môi trường thông thường.
2. Quy trình xử phạt hành chính về việc chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường:
Bước 1: Lập biên bản xử lý vi phạm hành chính
Những người sau đây sẽ có quyền lập biên bản hành chính:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
– Trưởng công an các cấp;
– Chánh Thanh tra của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
– Chi cục trưởng Chi cục mà có chức năng quản lý chuyên ngành về chăn nuôi, thú y;
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Cục Chăn nuôi;
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Chi cục mà có chức năng quản lý chuyên ngành về chăn nuôi, thú y
Bước 2: Ra
Thời hạn ra quyết định xử phạt hành chính là 07 ngày làm việc, kể từ ngày mà lập
– Vụ việc mà thuộc trường hợp sẽ phải chuyển hồ sơ đến chính người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn để ra quyết định xử phạt là 10 ngày làm việc, bắt đầu kể từ ngày mà lập biên bản vi phạm hành chính
– Đối với các vụ việc mà các cá nhân, các tổ chức mà có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh những tình tiết mà có liên quan đến các quy định tại Điều 59 của
– Đối với các vụ việc thuộc các trường hợp vừa nêu trên mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều các tình tiết phức tạp, cần phải có thêm thời gian để xác minh, để thu thập chứng cứ thì thời hạn để ra quyết định xử phạt là 02 tháng, bắt đầu kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính
Bước 3: các cá nhân hoặc tổ chức bị xử ly vi phạm hành chính sau khi nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính sẽ phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình được quy định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
3. Quy định về xử lý chất thải chăn nuôi:
Căn cứ Điều 52 của Luật Chăn nuôi 2018 về quy mô chăn nuôi thì quy mô chăn nuôi bao gồm những loại sau đây:
– Chăn nuôi trang trại bao gồm chăn nuôi trang trại quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ;
– Chăn nuôi nông hộ.
3.1. Xử lý chất thải trong chăn nuôi trang trại:
Tại Điều 59 Luật Chăn nuôi 2018 có quy định về xử lý chất thải trong chăn nuôi trang trại thì:
Chất thải chăn nuôi bao gồm là chất thải rắn mà có nguồn gốc hữu cơ, nước thải chăn nuôi, khí thải và các chất thải khác.
Việc xử lý chất thải rắn mà có nguồn gốc hữu cơ được quy định như sau:
– Các tổ chức, cá nhân mà sở hữu các cơ sở chăn nuôi trang trại phải có trách nhiệm xử lý các chất thải rắn mà có nguồn gốc hữu cơ đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trước khi mà sử dụng cho cây trồng hoặc là làm thức ăn cho thủy sản;
– Chất thải rắn mà có nguồn gốc hữu cơ mà chưa qua xử lý khi mà vận chuyển ra khỏi các cơ sở chăn nuôi trang trại để đến nơi xử lý phải sử dụng các phương tiện, thiết bị chuyên dụng;
– Vật nuôi bị chết vì dịch bệnh và các chất thải nguy hại khác sẽ phải được xử lý theo đúng quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.
Việc xử lý nước thải chăn nuôi được quy định như sau:
– Các tổ chức, cá nhân mà sở hữu cơ sở chăn nuôi trang trại phải có trách nhiệm thu gom và xử lý nước thải chăn nuôi đáp ứng đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi trước khi mà xả thải ra nguồn tiếp nhận theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
– Nước thải của chăn nuôi đã xử lý sẽ phải đáp ứng đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi mà được sử dụng cho cây trồng;
– Nước thải chăn nuôi mà chưa xử lý khi mà vận chuyển ra khỏi các cơ sở chăn nuôi trang trại để đến các nơi xử lý phải sử dụng các phương tiện, thiết bị chuyên dụng.
3.2. Xử lý chất thải trong chăn nuôi nông hộ:
Căn cứ Điều 60 Luật Chăn nuôi 2018 quy định về xử lý chất thải trong chăn nuôi nông hộ:
Chủ của chăn nuôi nông hộ sẽ phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
– Có biện pháp xử lý về phân, nước thải và khí thải chăn nuôi phải bảo đảm vệ sinh môi trường và phải không gây ảnh hưởng đến những người xung quanh
– Vật nuôi bị chết vì dịch bệnh và các chất thải nguy hại khác sẽ phải được xử lý theo đúng quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.
Như vậy, quy định về việc xử lý các chất thải chăn nuôi cụ thể như thế nào sẽ phải tùy thuộc vào quy mô chăn nuôi ở trang trại hay quy mô chăn nuôi nông hộ.