Các chủ thể có hành vi vi phạm các quy định về bảo trợ, trợ giúp trẻ em sẽ bị xử phạt hành chính. Vậy các hình thức xử phạt áp dụng đối với các đối tượng này được quy định như thế nào, cơ quan nào có thẩm quyền áp dụng?
Mục lục bài viết
1. Xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp trẻ em:
Trẻ em là những đối tượng dễ tổn thương vì vậy pháp luật đặc biệt có các quy định về việc bảo vệ trẻ em trong đó có các quy định về bảo trợ, trợ giúp trẻ em. Khi các cá nhâ, tổ chức có hành vi xâm phạm các quy định về bảo trợ, trợ giúp trẻ em sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định pháp luật.
1.1. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp trẻ em:
Căn cứ quy định tại Điều 4 Nghị định số 130/2021/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả trong đó các hình thức xử phạt khi có hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp trẻ em bao gồm:
– Các chủ thể có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp trẻ em sẽ bị áp dụng các hình thức xử lý vi phạm hành chính, bao gồm cảnh cáo hoặc phạt tiền.
– Tùy theo mức độ, tính chất vi phạm của các chủ thể có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng Một trong các hình phạt bổ sung dưới đây:
+ Áp dụng hình phạt bổ sung đình chỉ hoạt động một phần hoặc toàn bộ các hoạt động trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với các cơ sở trợ giúp xã hội.
+ Áp dụng hình phạt bổ sung đình chỉ hoạt động một phần hoặc toàn bộ các hoạt động trong thời hạn 06 tháng đối với các cơ sở dịch vụ, cơ sở giáo dục, văn hóa, y tế, các điểm vui chơi, giải trí của trẻ em, cơ sở sản xuất hoặc kho chứa các hàng hóa độc hại có nguy cơ trực tiếp sẽ xảy ra cháy nổ.
+ Áp dụng hình phạt bổ sung đình chỉ hoạt động một phần hoặc toàn bộ các hoạt động kinh doanh có liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với các chủ thể thực hiện hành vi cung cấp sản phẩm hoặc các dịch vụ không an toàn, không thân thiện và gây tổn hại đến trẻ em hoặc bán các chất gây nghiện, chất kích thích, những thực phẩm không bảo đảm an toàn và có hại đến sức khỏe của trẻ em.
+ Đối với các cơ sở có hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên môi trường mạng sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép.
+ Tịch thu các tang vật hoặc phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính
1.2. Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp trẻ em:
Căn cứ quy định tại khaonr 3 Điều 4 Nghị định số 130/2021/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả trong đó các biện pháp khắc phục hậu quả khi có hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp trẻ em bao gồm:
Ngoài bị áp dụng các hình thức xử phạt và các biện pháp xử phạt bổ sung thì các chủ thể có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại các điểm a, đ, h và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
– Buộc thực hiện việc hoàn trả lại các số tiền và hàng cứu trợ đã bị hư hỏng hoặc thất thoát.
– Buộc thực hiện việc hoàn trả lại các khoản tiền thu lợi bất hợp pháp nếu như không xác định được cá nhân để hoàn trả lại thì sẽ trực tiếp nộp vào ngân sách của nhà nước theo quy định của pháp luật.
– Buộc thực hiện công khai xin lỗi khi có yêu cầu.
– Buộc chi trả các chi phí liên quan đến việc khám, chữa bệnh nếu có.
– Buộc chi trả các chi phí để mua các sách vở, đồ dùng học tập cho trẻ em.
– Buộc thực hiện việc đính chính các thông tin sai sự thật và công khai các thông tin chính xác theo quy định.
– Buộc ngừng việc chuyển các hình thức chăm sóc thay thế trẻ em phù hợp và ngừng việc nhận chăm sóc, thay thế. Đối với trường hợp này, người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính sẽ có trách nhiệm đề nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ra quyết định dừng trợ giúp xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội hoặc các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng tập trung theo quy định.
– Buộc thực hiện việc di dời các cơ sở sản xuất cơ sở dịch vụ, các kho chứa hàng hóa độc hại và có nguy cơ thực tế xảy ra cháy nổ hoặc các cơ sở thực hiện việc cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, các cơ sở văn hóa, y tế, giáo dục và điểm vui chơi giải trí dành cho trẻ em vì không đặt đúng phạm vi quy định.
– Buộc thực hiện các biện pháp để có thể ngăn chặn kịp thời và khắc phục các tình trạng thiếu an toàn.
– Thu hồi gỡ bỏ và xóa các thông tin liên quan đến đời sống riêng tư và bí mật cá nhân của trẻ em.
– Buộc thực hiện việc thanh toán đủ số tiền trợ cấp đúng các đối tượng.
– Ngừng việc trợ giúp xã hội tại các cơ sở, trợ giúp xã hội hoặc các cơ sở nuôi dưỡng tập trung chăm sóc đối với trường hợp này. người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính sẽ có trách nhiệm đề nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ra quyết định dừng trợ giúp xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội hoặc các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng tập trung theo quy định.
– Buộc nộp lại các giấy tờ để xác định được mức độ khuyết tật.
– Buộc thực hiện việc xóa bỏ các thông tin hoặc các dịch vụ trực tiếp gây hại đến cho trẻ em và các thông tin dịch vụ giả mạo xuyên tạc nhằm mục đích xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em.
– Buộc thực hiện việc xóa bỏ các thông tin cá nhân của trẻ em.
– Buộc tháo dỡ tháo dỡ các công trình hoặc các thiết bị đã bị lắp đặt trái phép.
2. Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp trẻ em:
2.1. Mức phạt tiền tối đa áp dụng đối với chủ thể có hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp trẻ em:
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 130/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt tối đa áp dụng đối với ác chủ thể có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em
– Áp dụng mức xử phạt tiền đối với các chủ thể có hành vi vi phạm là cá nhân trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em là 50 triệu đồng.
– Đối với các tổ chức có hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em sẽ có mức phạt tiền gấp đôi số tiền phạt được áp dụng đối với cá nhân.
2.2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hanh chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em:
Căn cứ theo quy định tại Điều 37,38, 39, 40, 41, 42, 43, 44 Nghị định số 130/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em, theo đó các chủ thể có thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em bao gồm:
– Thanh tra Lao động – Thương binh và Xã hội
– Thanh tra Y tế
– Thanh tra Giáo dục và Đào tạo
– Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch
– Thanh tra Thông tin và Truyền thông
– Thanh tra Tư pháp
– Thanh tra Nội vụ
– Thanh tra Xây dựng
– Quản lý thị trường
– Công an nhân dân
– Bộ đội biên phòng
– Cảnh sát biển
– Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết
Nghị định số 130/2021/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em.