Hiện nay, vẫn còn tồn tại nhiều trường hợp bị xử phạt hành chính nhưng sau đó mới phát hiện xử lý sai, làm oan cho người đã bị xử lý. Vậy Xử phạt hành chính oan sai bị xử lý kỷ luật như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Xử phạt hành chính oan sai bị xử lý kỷ luật như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 21
– Căn cứ theo quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền, thì cơ quan tham mưu về công tác cán bộ của cấp có thẩm quyền tiến hành xử lý kỷ luật và đề xuất hình thức kỷ luật, thời điểm xử lý kỷ luật và thời gian thi hành kỷ luật. Đối với trường hợp hết thời hiệu xử lý kỷ luật thì phải báo cáo đến cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 20 Nghị định này quyết định để tổ chức họp kiểm điểm, xem xét trách nhiệm và xử lý theo thẩm quyền.
Đối với trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ thì cơ quan có thẩm quyền quản lý, sử dụng sẽ tiến hành đề xuất hình thức kỷ luật, thời điểm xử lý kỷ luật và thời gian thi hành kỷ luật.
Trong trường hợp thuộc thẩm quyền xử lý của Thủ tướng Chính phủ thì đề xuất được gửi đồng thời tới Bộ Nội vụ để thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Đối với trường hợp chưa có quyết định để xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền thì trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với cán bộ sẽ được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 Nghị định này. Cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật quy định tại Điều 20 Nghị định này quyết định thành phần họp kiểm điểm và thành phần Hội đồng kỷ luật.
– Cấp có thẩm quyền sẽ ra quyết định xử lý kỷ luật.
Như vây, theo quy định như trên thì trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với cán bộ xử phạt hành chính oan sai được thực hiện theo quy định trên.
2. Chế độ chính sách đối với trường hợp cán bộ được kết luận là oan, sai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 41
Chế độ, chính sách đối với trường hợp đang trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam, tạm đình chỉ công tác hoặc tạm đình chỉ chức vụ
Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam, tạm đình chỉ công tác hoặc tạm đình chỉ chức vụ mà chưa bị xử lý kỷ luật thì áp dụng theo chế độ quy định như sau:
Đối với trường hợp trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam hoặc được cho tại ngoại nhưng áp dụng các biện pháp phải cấm đi khỏi nơi cư trú mà không thể tiếp tục đi làm để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử hoặc tạm đình chỉ công tác mà chưa bị xem xét xử lý kỷ luật thì được sẽ được hưởng 50% của mức lương hiện hưởng, cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương.
Đối với trường hợp cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mà bị tạm đình chỉ chức vụ thì không được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý.
– Đối với trường hợp cán bộ, công chức, viên chức mà không bị xử lý kỷ luật hoặc được kết luận là oan, sai thì sẽ được truy lĩnh 50% còn lại quy định tại khoản 1 Điều này.
– Trong trường hợp cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật hoặc bị Tòa án tuyên là có tội thì không được truy lĩnh 50% còn lại quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì trường hợp cán bộ được kết luận là oan, sai thì được truy lĩnh 50% tiền lương và phụ cấp còn lại theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Nghị định 112/2020/NĐ-CP nêu trên.
3. Ai có nghĩa vụ bồi thường trong vụ án bị oan sai?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 có quy định về nguyên tắc bồi thường của Nhà nước, như sau:
– Việc thực hiện nghĩa vụ bồi thường của Nhà nước được thực hiện theo quy định của Luật này.
– Việc thực hiện để giải quyết yêu cầu bồi thường được thực hiện kịp thời, công khai, bình đẳng, thiện chí, trung thực, đúng pháp luật; được tiến hành dựa trên cơ sở thương lượng giữa cơ quan giải quyết bồi thường và người yêu cầu bồi thường theo quy định của Luật này.
Đối với việc giải quyết yêu cầu bồi thường trong hoạt động tố tụng hành sự sẽ được thực hiện tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại.
– Người có quyền yêu cầu bồi thường đã yêu cầu một trong các cơ quan giải quyết bồi thường quy định tại khoản 7 Điều 3 của Luật này sẽ được giải quyết yêu cầu bồi thường và đã được cơ quan đó thụ lý giải quyết thì không được yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khác giải quyết yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 52 của Luật này.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì việc giải quyết yêu cầu bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự được thực hiện tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại.
4. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Tòa án:
Căn cứ theo quy định tại Điều 48 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi bổ sung 2020 quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Tòa án nhân dân được như sau:
Thẩm phán chủ tọa phiên toà có quyền:
– Ra quyết định phạt cảnh cáo;
– Ra quyết định phạt tiền đến 1.000.000 đồng;
– Ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản sẽ có quyền:
– Ra quyết định phạt cảnh cáo;
– Ra quyết định phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
– Ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
– Ra quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự khu vực sẽ có quyền:
– Ra quyết định phạt cảnh cáo;
– Ra quyết định phạt tiền đến 7.500.000 đồng;
– Ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Chánh tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân tối cao sẽ có quyền:
– Ra quyết định phạt cảnh cáo;
– Ra quyết định phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này;”
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì người có thẩm quyền xử phạt thuộc Tòa án nhân dân trong đó bao gồm: Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa; Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản; Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự khu vực; Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Chánh tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân tối cao.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020;
– Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017;
– Nghị định 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức