Xử phạt hành chính hành vi sử dụng trái phép chất ma túy? Đã nộp phạt hành chính có phải đi cai nghiện bắt buộc không? Mức xử phạt đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy?
Có thể nói, từ nhiều thế kỷ nay, ma túy đã và đang trở thành mối hiểm họa của con người, là tệ nạn xã hội và là vấn đề gây nhức nhối bởi lẽ những ảnh hưởng nghiêm trọng của nó đối với toàn xã hội. Việc sử dụng trái phép chất ma túy không chỉ gây tổn hại về sức khỏe cho chính bản thân người sử dụng mà còn kéo thêm những thiệt hại về kinh tế cho gia đình. Đặc biệt, tình trạng những tội phạm nghiêm trọng được thực hiện bởi những người nghiện ma túy đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Vì vậy, để có thể phòng ngừa và từng bước đẩy lùi tệ nạn ma túy đòi hỏi cần phải có một sự nỗ lực lớn của các ngành, các cấp trong cả nước và sự chung tay góp sức của mỗi cá nhân cũng như toàn xã hội. Bên cạnh công tác tuyên truyền, giáo dục để người dân, nâng cao nhận thức và chủ động phòng chống ma túy thì những chế tài xử lý đối với những trường hợp sử dụng trái phép chất ma túy cũng đóng vai trò hết sức quan trọng.
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua tổng đài: 1900.6568
Có thể thấy kể từ Bộ luật hình sự năm 2015 được ban hành, hành vi sử dụng trái phép chất ma túy đã được đưa ra khỏi quy định của pháp luật hình sự. Thay vào đó là các hình thức xử lý theo quy định của pháp luật hành chính. Điều này cho thấy bên cạnh tính răn đe còn chứa đựng tính nhân đạo trong chính sách pháp luật của Việt Nam và phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.
Vậy, đối với người có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy sẽ bị xử lý như thế nào? Luật Dương Gia sẽ cùng quý bạn đọc tìm hiểu về vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Ma túy và sử dụng trái phép chất ma túy:
Theo quy định tại Điều 2 Luật phòng, chống ma túy năm 2000, ma túy được hiểu là các chất gây nghiện, chất hướng thần nằm trong danh mục do Chính phủ ban hành, cụ thể:
Thứ nhất, chất gây nghiện được xác định là những chất có tác dụng gây kích thích hoặc ức chế đến hệ thần kinh, dẫn đến tình trạng gây nghiện đối với những người sử dụng.
Thứ hai, chất hướng thần cũng là một loại chất gây kích thích, ức chế đến thần kinh của người sử dụng hoặc làm cho người sử dụng nó rơi vào tình trạng ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện.
Theo quy định tại Điều 3 của Luật phòng, chống ma túy năm 2000, ma túy được xác định là chất cấm sử dụng, việc các cá nhân tự ý sử dụng những chất này được xác định là hành vi sử dụng trái phép chất ma túy. Do đó, khi phát hiện hành vi vi phạm sẽ có chế tài xử lý theo đúng quy định
2. Hình thức xử lý đối với các trường hợp sử dụng trái phép chất ma túy:
Thứ nhất, về hình thức xử phạt đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, những trường hợp có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy sẽ bị xử lý bằng một trong hai mức độ như sau:
Một là, phạt cảnh cáo: Hình thức xử phạt này sẽ được áp dụng đối với những trường hợp sử dụng trái phép chất ma túy nhưng có tình tiết giảm nhẹ hoặc với những người chưa thành niên có độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến 16 tuổi thực hiện hành vi.
Hai là, phạt tiền với mức phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Lưu ý:
Đối với hình thức phạt tiền, mức phạt được xác định cụ thể theo quy định tại Khoản 4 Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 theo nguyên tắc sau đây:
Mức tiền phạt cụ thể được áp dụng chính là mức trung bình của khung hình phạt. Trong trường hợp nếu có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ thì mức phạt có thể được tăng lên hoặc giam xuống nhưng không vượt quá khung tiền phạt theo quy định.
Thứ hai, về biện pháp xử lý hành chính đối với người nghiện ma túy
Theo quy định tại Điều 2 Luật phòng, chống ma túy năm 2000, nghiện ma tuý có thể hiểu chính là những trường hợp người sử dụng ma túy và rơi vào tình trạng bị lệ thuộc vào nó.
Việc xác định trường hợp nghiện ma túy được thực hiện theo quy định tại
Một là, nghiện ma tý nhóm Opiats
Hai là, nghiện ma túy chất dạng Amphetamine
Đối với những trường hợp sử dụng trái phép chất ma túy được xác định là nghiện ma túy, ngoài việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP còn phải áp dụng biện pháp cai nghiện theo quy định tại
– Về mục đích của biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Theo quy định tại Điều 95 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, việc đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc không chỉ nhằm giúp cho người nghiện ma túy cai nghiện mà còn tạo ra môi trường lành mạnh để cho họ được lao động, học văn hóa, học nghề dưới sự quản lý của cơ sở cai nghiện bắt buộc.
– Về thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được xác định kéo dài từ 12 tháng đến 24 tháng.
– Về các trường hợp được áp dụng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Người nghiện ma túy phải áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc khi có đủ điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 96 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, cụ thể như sau:
Một là, đáp ứng điều kiện về độ tuổi: Theo đó, chỉ áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên.
Hai là, người nghiện ma túy đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại địa phương nhưng vẫn còn nghiện hoặc người này mặc dù chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.
Lưu ý:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 96 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, biện pháp cai nghiện bắt buộc không được áp dụng đối với những trường hợp cụ thể sau đây:
– Người nghiện ma túy nhưng không có năng lực trách nhiệm hành chính, cụ thể đó là những trường hợp người nghiện ma túy trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
– Người nghiện ma túy là phụ nữ đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện
– Trường hợp người nghiện ma túy là phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi. Trường hợp này phải được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
3. Mua ma túy về sử dụng bị xử phạt như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư ngày 18/5 tôi có bị bắt về hành vi mua ma túy về sử dụng với hàm lượng là 2g heroin, tôi mới vi phạm lần đầu chưa tiền án tiền sự tôi đã đóng phạt hành chính đầy đủ và được thả về nhưng phía công an có gọi nói tôi là sẽ gọi mời tôi lên lại. Xin luật sư cho tôi hỏi: Tôi đã đóng phạt được thả về. Vậy khi bên công an mời lên tôi có bị đi trại cải tạo hay phải đóng phạt thêm gì nữa không và tôi có cần phải lên hay không?
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy:
Tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
Theo quy định trên, khi bạn sử dụng trái phép chất ma túy, bạn sẽ bị xử phạt hành chính với số tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Căn cứ theo hướng dẫn tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch 17/2015/TTLT-BYT-BLĐTBXH-BCA, nghiện ma túy được xác định. Nếu bạn có những dấu nhiều của người nghiện ma túy như trên và thuộc trường hợp tại khoản 1 Điều 96
Thứ hai, về hành vi mua bán trái phép chất ma túy:
Ma túy là một chất nguy hiểm, vì vậy hành vi mua bán trái phép chất ma túy là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Mua bán trái phép chất ma túy là cơ sở để các đối tượng tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép chất ma túy. Do đó, pháp luật Việt Nam không có quy định xử phạt hành chính về hành vi mua bán trái phép chất ma túy, khi có hành vi xảy ra, người thực hiện hành vi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy theo quy định tại Điều 251 Bộ luật hình sự 2015, vì hàm lượng heroin bạn mua là 2g nên bạn có thể bị xử lý về hình sự với mức hình phạt sau:
Điều 251. Tội mua bán trái phép chất ma túy
1. Người nào mua bán trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
…
Như vậy, nếu cơ quan công an điều tra và phát hiện bạn có hành vi mua bán trái phép chất ma túy, bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy. Do đó, khi có thông báo của bên công an mời lên hợp tác làm việc, bạn có nghĩa vụ phải lên hợp tác để công an điều tra.
4. Có bị xử phạt khi trong máu có chất ma túy không?
Tóm tắt câu hỏi:
Cho em hỏi là trong trường hợp em đi khám nghĩa vụ quân sự, khi xét nghiệm máu phát hiện có chất ma tý đá thì có bị xử phạt không, mức xử phạt là như thế nào? Em xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Hiện nay pháp luật có quy định cụ thể các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy. Theo thông tin bạn cung cấp, bạn đi khám nghĩa vụ quân sự, khi xét nghiệm máu phát hiện có chất ma tuý đá, tuy nhiên,bạn không nói rõ hành vi cụ thể của bạn trong trường hợp này là như thế nào?
Vì trong máu có ma túy, nên nếu có đủ căn cứ chứng minh rằng bạn có sử dụng ma túy trái phép thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Trong trường hợp này có thể bị phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
5. Xử lý hành vi sử dụng trái phép chất ma túy:
Tóm tắt câu hỏi:
Sử dụng ma túy đá từ ngày hôm trước và hôm sau công an cho test thử nước tiểu mà dương tính với ma túy đá thì bị sử phạt như thế nào, xử phạt hành chính thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Luật sư tư vấn:
Trường hợp bạn chỉ sử dụng ma túy mà không mua bán, tàng trữ, chiếm đoạt, vận chuyển trái phép chất ma túy thì bạn sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
“Điều 21. Vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.”
Căn cứ theo Điều 96 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 được hướng dẫn bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 136/2016/NĐ-CP quy định sửa đổi Điều 3 Nghị định 221/2013/NĐ-CP.
Theo đó, nếu trước đây bạn chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn thì bạn sẽ được áp dụng biện pháp này mà không bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Nếu hiện nay bạn từ đủ 18 tuổi trở lên và đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã phường nơi bạn đang cư trú mà vẫn còn nghiện hoặc chưa áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định thì sẽ thuộc đối tượng bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Cụ thể như sau:
+ Bạn có nơi cư trú ổn định, từ đủ 18 tuổi trở lên và trong thời hạn 2 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy hoặc trong thời hạn 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện.
+ Bạn có nơi cư trú ổn định, từ đủ 18 tuổi trở lên và bị chấm dứt thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy.
+ Bạn nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, không có nơi cư trú ổn định.
Do đó, ngoài bị xử phạt hành chính thì bạn có thể bị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc nếu bạn thuộc một trong các điều kiện nêu trên và không thuộc trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 96 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012