Xử phạt doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm không có giấy phép. Nếu không xin cấp phép khi hoạt động dịch vụ việc làm bị xử phạt thế nào?
Xử phạt doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm không có giấy phép. Nếu không xin cấp phép khi hoạt động dịch vụ việc làm bị xử phạt thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Dear Công ty LUẬT DƯƠNG GIA, em là Ngân bên Công ty nhân lực tốt. Công ty em là doanh nghiệp mới thành lập, hoạt động chính về dịch vụ việc làm, hiện giờ các thủ tục pháp lý vẫn chưa hoàn thiện hết. Theo như tìm hiểu trong Nghị định 52/2014/NĐ-CP và cũng đã đọc được bài viết "Hỏi về việc cấp giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm" bên web luatduonggia.vn, em được biết doanh nghiệp muốn hoạt động dịch vụ việc làm phải xin cấp phép của Sở LĐ-TB&XH. Em đã báo cáo Giám đốc về các điều kiện ấy nhưng về việc ký quỹ ít nhất là 300 triệu VNĐ thì anh ấy có lưỡng lự một chút. Bên em mới thành lập, vốn cũng không nhiều, cần đầu tư cho nhiều thứ khác nên chưa muốn bỏ số tiền này đi ký quỹ. Vậy Anh/Chị tư vấn giúp em, xem có cách nào thuận tiện nhất. Hạn xin cấp phép là khi nào kể từ khi thành lập doanh nghiệp (bên em thành lập hôm 31/08/2015), không xin cấp phép hoạt động thì khi bị phát hiện phạt như thế nào ạ? Mong Anh/Chị giúp đỡ bên em ạ. Cám ơn và chúc Công ty luôn phát triển vững mạnh!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo Điều 14 “Bộ luật lao động 2019”: Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm được thành lập và hoạt động theo quy định của
– Có trụ sở ổn định và có thời hạn từ 03 năm (36 tháng) trở lên;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
– Có bộ máy chuyên trách để thực hiện các hoạt động dịch vụ việc làm bao gồm ít nhất 03 nhân viên có trình độ cao đẳng trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, lý lịch rõ ràng;
– Đã thực hiện ký quỹ là 300.000.000 đồng tại ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản giao dịch chính. Tiền ký quỹ được sử dụng để giải quyết các rủi ro và các khoản phải đền bù có thể xảy ra trong quá trình hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp.
Vì vậy, doanh nghiệp khi hoạt động dịch vụ việc làm bắt buộc phải có Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm (khi đáp ứng đủ các điều kiện trên). Nên nếu công ty bạn không thực hiện ký quỹ sẽ không được cấp Giấy phép.
Khi công ty bạn chưa được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm nhưng có hoạt động dịch vụ việc làm thì đây là hành vi vi phạm quy định quy định về dịch vụ việc làm theo Điều 4 Nghị định 95/2013/NĐ-CP. Theo đó công ty bạn sẽ bị phạt tiền từ 45.000.000 đến 60.000.000 đồng.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.