Hiện nay, hệ thống quản trị tài chính đặt ra yêu cầu ngày càng cao khiến cho việc kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp cũng trở thành một hoạt động vô cùng quan trọng. Vậy pháp luật quy định như thế nào về mức xử phạt đối với doanh nghiệp bảo hiểm không tiến hành hoạt động kiểm toán nội bộ?
Mục lục bài viết
1. Xử phạt doanh nghiệp bảo hiểm không kiểm toán nội bộ:
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về mức xử phạt đối với doanh nghiệp bảo hiểm không thực hiện nghĩa vụ kiểm toán nội bộ. Căn cứ theo quy định tại Điều 30 của
– Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.00.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Không thực hiện nghĩa vụ kiểm toán nội bộ theo quy định của pháp luật;
+ Không báo cáo kịp thời với cơ quan có thẩm quyền về thực trạng tài chính và nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
– Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với các doanh nghiệp thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Không thực hiện các biện pháp khắc phục và khôi phục khả năng thanh toán của doanh nghiệp khi doanh nghiệp đó có nguy cơ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán;
+ Không tuân thủ đầy đủ yêu cầu về việc khôi phục khả năng thanh toán của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
+ Không thực hiện đúng phương án khôi phục khả năng thanh toán của doanh nghiệp, không thực hiện phương án cùng cố bộ máy tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ tài chính đồng ý và chấp thuận.
– Hình thức xử phạt bổ sung có thể được áp dụng trong trường hợp này đó là đình chỉ hoạt động trong khoảng thời gian từ 02 tháng đến 03 tháng đối với phần nội dung và phạm vi liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm quy định của pháp luật hành chính được quy định trong giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp đó;
– Biện pháp khắc phục hậu quả có thể được áp dụng trong trường hợp này đó là: Bắt buộc bãi nhiệm chức vụ quản lý hoặc người điều hành hoặc chuyên gia tính toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ tài chính phê duyệt theo quy định của pháp luật, bắt buộc đình chỉ các chức danh đã được doanh nghiệp bảo hiểm hoặc doanh nghiệp tái bảo hiểm hoặc chi nhánh của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nước ngoài thực hiện hoạt động bổ nhiệm trong trường hợp có hành vi vi phạm quy định của pháp luật.
Như vậy có thể nói, doanh nghiệp bảo hiểm không tiến hành hoạt động kiểm toán nội bộ theo quy định của pháp luật có thể sẽ bị xử phạt với mức phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng theo như phân tích nêu trên.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả đối với doanh nghiệp bảo hiểm không kiểm toán nội bộ:
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Nghị định 98/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số (sau được sửa đổi tại Nghị định 80/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 73/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm; Nghị định 98/2013/NĐ-CP ngày 28/8/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 48/2018/NĐ-CP ngày 21/3/2018 của Chính phủ), có quy định cụ thể về biện pháp khắc phục hậu quả. Theo đó thì các biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực bảo hiểm có thể được áp dụng cụ thể như sau:
– Bắt buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
– Bắt buộc cải chính những thông tin sai sự thật hoặc những thông tin gây nhầm lẫn trái quy định của pháp luật;
– Bắt buộc nộp lại số lại bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật về hành chính;
– Bắt buộc tiêu hủy tài liệu gian dối hoặc các tài liệu giả mạo được nộp tại cơ quan có thẩm quyền;
– Bắt buộc đình chỉ chức danh đã được doanh nghiệp bảo hiểm hoặc doanh nghiệp tái bảo hiểm hoặc các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài thực hiện quá trình bổ nhiệm;
– Bắt buộc bãi nhiệm chức danh đối với người quản trị hoặc người điều hành hoặc chuyên gia tính toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ tài chính phê duyệt, bắt buộc đình chỉ hoạt động đào tạo đại lý hoặc bắt buộc hủy bỏ kết quả đào tạo đại lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy có thể nói, hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nói chung và doanh nghiệp bảo hiểm không thực hiện nghĩa vụ kiểm toán nội bộ nói riêng bên cạnh mức xử phạt theo như phân tích nêu trên còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trên đây. Bên cạnh đó, hành vi doanh nghiệp bảo hiểm không thực hiện nghĩa vụ kiểm toán nội bộ còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là đình chỉ hoạt động trong khoảng thời gian từ 02 tháng đến 03 tháng đối với một phần nội dung hoặc phạm vi liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm quy định pháp luật hành chính được quy định trong giấy phép thành lập và hoạt động được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện hoạt động kiểm toán nội bộ theo những nội dung nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 85 của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2022 có quy định về vấn đề kiểm toán nội bộ. Theo đó thì doanh nghiệp bảo hiểm và các doanh nghiệp tái bảo hiểm theo quy định của pháp luật sẽ cần phải thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ trên thực tế phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Đối với các chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài đặc trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì hoàn toàn có thể thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ hoặc hoàn toàn có thể sử dụng bộ phận kiểm toán nội bộ của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài hoặc các doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài trên lãnh thổ của Việt Nam. Bên cạnh đó, trong thời gian định kỳ hàng năm thì các doanh nghiệp bảo hiểm cần phải thực hiện hoạt động kiểm toán nội bộ theo những nội dung cơ bản sau đây:
– Rà soát và đánh giá một cách độc lập khách quan đối với hoạt động kiểm toán nội bộ và quản trị rủi ro của doanh nghiệp đó;
– Đánh giá độc lập về tình hình và tính thích hợp, quá trình tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật và chính sách nội bộ, thủ tục và quy trình đã được thiết lập trong doanh nghiệp bảo hiểm;
– Đưa ra kiến nghị sửa chữa và khắc phục sai sót, có hành vi đưa ra đề suất các biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả các hệ thống quy trình góp phần đảm bảo doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động một cách an toàn và hiệu quả, bảo đảm doanh nghiệp đó hoạt động đúng quy định của pháp luật.
– Kết quả kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cần phải được báo cáo kịp thời cho hội đồng quản trị hoặc hội đồng thành viên, và ngay sau đó cần phải gửi cho giám đốc hoặc tổng giám đốc của doanh nghiệp để kịp thời xem xét và nắm bắt.
Theo đó thì có thể nói, doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện hoạt động kiểm toán nội bộ cần phải tuân thủ đầy đủ những nội dung theo như phân tích nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022;
– Nghị định 98/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số;
– Nghị định 80/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 73/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm; Nghị định 98/2013/NĐ-CP ngày 28/8/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 48/2018/NĐ-CP ngày 21/3/2018 của Chính phủ.