Khái quát về điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng? Xử phạt đăng ký không đúng khi chơi các trò chơi điện tử G1?
Hiện nay, dịch vụ trò chơi điện tử công cộng ngày càng phổ biến. Chính vì thế, nhiều điểm cung cấp dịch vụ này xuất hiện càng nhiều. Việc các điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng đăng ký các trò chơi điện tử G1 cần đúng quy định của pháp luật. Đối với các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt theo đúng quy định của pháp luật. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về xử phạt đăng ký không đúng khi chơi các trò chơi điện tử G1?
1. Khái quát về điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng:
1.1. Điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng là gì?
Điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng là địa điểm mà tổ chức, cá nhân được toàn quyền sử dụng hợp pháp để cung cấp cho người chơi khả năng truy nhập vào mạng và chơi trò chơi điện tử thông qua việc thiết lập hệ thống thiết bị tại địa điểm đó, bao gồm:
– Thứ nhất: Điểm truy nhập Internet công cộng có cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử, cụ thể như là: Đại lý Internet; điểm truy nhập Internet công cộng của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet; điểm truy nhập Internet công cộng tại khách sạn, nhà hàng, sân bay, bến tàu, bến xe, quán cà phê và điểm công cộng khác có hợp đồng đại lý Internet ký với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet được gọi là điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.
– Thứ hai: Điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng thông qua mạng máy tính (LAN, WAN) mà không kết nối với Internet được gọi là điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.
1.2. Điều kiện hoạt động của điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng:
Điều kiện hoạt động của điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng bao gồm:
Các tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động đối với điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.
Các tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động đối với điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Thứ nhất: Các tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động đối với điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có đăng ký kinh doanh điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng;
– Thứ hai: Các tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động đối với điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi đảm bảo các quy định cụ thể về chiều dài đường bộ, biển hiệu, diện tích:
+ Địa điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng có chiều dài đường bộ ngắn nhất từ cửa chính hoặc cửa phụ của điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng tới cổng chính hoặc cổng phụ của cổng trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú từ 200 m trở lên.
+ Có biển hiệu “Điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng” ghi rõ tên điểm, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, số đăng ký kinh doanh. Trường hợp điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng đồng thời là đại lý Internet thì thêm nội dung “Đại lý Internet”. Trường hợp điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng đồng thời là điểm truy nhập Internet công cộng của doanh nghiệp thì thêm nội dung “Điểm truy nhập Internet công cộng”.
+ Tổng diện tích các phòng máy của điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng tối thiểu 50 m2 tại các khu vực đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I, loại II, loại III; tối thiểu 40 m2 tại các đô thị loại IV, loại V; tối thiểu 30 m2 tại các khu vực khác/
– Thứ ba: Các tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động đối với điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi đảo đảm đủ ánh sáng, độ chiếu sáng đồng đều trong phòng máy;
– Thứ tư: Các tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động đối với điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có thiết bị và nội quy phòng cháy, chữa cháy theo quy định về phòng, chống cháy, nổ của Bộ Công an;
– Thứ năm: Các tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động đối với điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi nộp lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ đối với trò chơi điện tử công cộng.
1.3. Quyền của chủ điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng:
Chủ điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng có các quyền sau đây:
– Chủ điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng có quyền được thiết lập hệ thống thiết bị để cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử tại địa điểm ghi trên Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng đã được cấp.
– Chủ điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng có quyền được cung cấp dịch vụ truy nhập Internet sau khi đã ký hợp đồng đại lý Internet với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet.
– Chủ điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng có quyền được yêu cầu doanh nghiệp ký hợp đồng đại lý Internet với mình hướng dẫn, cung cấp thông tin về dịch vụ truy nhập Internet và chịu sự kiểm tra, giám sát của doanh nghiệp đó.
– Chủ điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng có quyền được tham gia các chương trình đào tạo, tập huấn về Internet, trò chơi điện tử do các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp tổ chức trên địa bàn.
1.4. Nghĩa vụ của chủ điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử:
Chủ điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng có các nghĩa vụ sau đây:
– Điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng có bảng niêm yết công khai nội quy sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử ở nơi mọi người dễ nhận biết.
– Điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng có bảng niêm yết danh sách cập nhật các trò chơi G1 đã được phê duyệt nội dung, kịch bản tại điểm cung cấp dịch vụ kèm theo phân loại trò chơi theo độ tuổi (thông tin được cập nhật từ trang thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông www.mic.gov.vn).
– Điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng không được tổ chức hoặc cho phép người sử dụng Internet sử dụng các tính năng của máy tính tại địa điểm kinh doanh của mình để thực hiện các hành vi bị cấm theo quy định pháp luật.
– Điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng có nghĩa vụ phải thực hiện quy định về bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin.
– Điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng có nghĩa vụ phải chịu sự thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và chịu sự kiểm tra, giám sát của doanh nghiệp ký hợp đồng đại lý Internet với mình.
Các chủ thể là người chơi trò chơi điện tử trên mạng (gọi tắt là người chơi) là cá nhân giao kết hợp đồng với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử hoặc điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng để chơi trò chơi điện tử.
2. Xử phạt đăng ký không đúng khi chơi các trò chơi điện tử G1:
Theo Điều 106 quy định tại Nghị định số 15/2020/NĐ-CP của Chính Phủ có nội dung như sau:
“Điều 106. Vi phạm quy định về người chơi
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi đăng ký không đúng thông tin cá nhân khi chơi các trò chơi điện tử G1.
2. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành quy định về quản lý giờ chơi tại điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lợi dụng trò chơi điện tử để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, gây mất trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc gia;
b) Mua, bán vật phẩm ảo hoặc đơn vị ảo hoặc điểm thưởng.”
Nếu như bên thanh tra xác định được hành vi của người chơi điện tử là hành vi pháp luật cấm thì sẽ bị xử phạt theo mức trên.
Thẩm quyền xử phạt đối với hành vi đăng ký không đúng khi chơi các trò chơi điện tử G1:
Tại Khoản 3 Điều 116 Nghị định 15/2020/NĐ-CP có quy định thẩm quyền xử phạt cả cơ quan cấp xã, trưởng đồn công an, trạm trưởng trạm công an cửa khẩu, khu chế xuất như sau:
“a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin; phạt tiền đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, giao dịch điện tử;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và đ khoản 1 Điều 28 của
Như vậy, ta có thể thấy cơ quan có thấm quyền giải quyết trực tiếp chính là