Tại doanh nghiệp thì đánh giá nội bộ và công việc được doanh nghiệp triển khai thường niên đặc biệt là những doanh nghiệp được áp dụng hệ thống quản lý chất lượng cao ISO. Vậy xử phạt cơ sở sản xuất thực phẩm không đánh giá nội bộ được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Xử phạt cơ sở sản xuất thực phẩm không đánh giá nội bộ:
Tại doanh nghiệp thì đánh giá nội bộ và công việc được doanh nghiệp triển khai thường niên đặc biệt là những doanh nghiệp được áp dụng hệ thống quản lý chất lượng cao ISO, việc này được triển khai dựa vào hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp. Tại nhiều doanh nghiệp thì đánh giá nội bộ có thể được gọi là audit nội bộ. Mục đích của đánh giá nội bộ bao gồm:
– Nâng cao chất lượng và đáp ứng được các yêu cầu chung với quy mô vận hành.
– Giúp doanh nghiệp có thể tự công bố khả năng phù hợp của doanh nghiệp cũng như là doanh nghiệp đã đạt được tiến độ kế hoạch đã đặt ra hay chưa.
– Khẳng định khả năng và sự uy tín của doanh nghiệp trong mắt của các đối tác và khách hàng.
– Giúp hoàn thiện về hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp.
– Xác định được những vấn đề rủi ro tồn đọng trong hệ thống quản lý chất lượng tiếp thu các cơ hội và rút được những kinh nghiệm để doanh nghiệp có thể phục vụ khách hàng và đối tác tốt hơn.
– Với những doanh nghiệp chưa được chứng nhận ISO thì việc đánh giá nội bộ cũng sẽ giúp doanh nghiệp có thể tự đánh giá việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp đang ở mức thuế nào để từ đó doanh nghiệp có thể xem xét thực trạng hiện tại của doanh nghiệp có thể đề xuất cấp chứng nhận đã áp dụng thành công các tiêu chuẩn ISO hay chưa.
– Với các doanh nghiệp áp dụng ISO thì việc đánh giá cũng là một cơ hội để biết được rằng liệu doanh nghiệp có làm việc theo đúng quy trình hay chưa có bất cập trong quá trình áp dụng và thực hiện quy trình hay không.
Điều 13 Văn bản hợp nhất 02/VBHN-BYT 2022 quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm quy định về xử phạt vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc thực vật, Điều này quy định xử phạt vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc thực vật như sau:
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Không có quy định nội bộ về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm ở trong quá trình sản xuất;
+ Không thực hiện đánh giá nội bộ ít nhất là mỗi năm một lần theo quy định của pháp luật.
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sơ chế, chế biến thực phẩm mà không có những quy trình kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào và sản phẩm cuối cùng.
– Phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần giá trị thực phẩm vi phạm đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống mà có nguồn gốc thực vật có ít nhất một trong các chỉ tiêu an toàn thực phẩm vượt quá giới hạn theo quy định của pháp luật.
Theo đó, cơ sở sản xuất thực phẩm không đánh giá nội bộ theo quy định của pháp luật thì bị xử phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, đồng thời khoản 2 Điều 3 Văn bản hợp nhất 02/VBHN-BYT 2022 đã quy định về các mức phạt tiền quy định tại Chương II (bao gồm cả Điều xử phạt Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc thực vật) là mức phạt đối với cá nhân, trừ quy định sau thì áp dụng mức phạt đối với tổ chức và mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân:
– Khoản 1 và 5 Điều 4;
– Khoản 6 Điều 5;
– Khoản 5 Điều 6;
– Khoản 6 Điều 9;
– Khoản 7 Điều 11;
– Điều 18;
– Điều 19;
– Điểm a khoản 3 Điều 20;
– Khoản 1 Điều 21;
– Các khoản 1 và 9 Điều 22;
– Điều 24;
– Khoản 6 Điều 26.
Như vậy, cơ sở sản xuất thực phẩm là tổ chức không thực hiện đánh giá nội bộ ít nhất mỗi năm một lần theo quy định của pháp luật thì sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
2. Những người có thẩm quyền xử phạt cơ sở sản xuất thực phẩm không đánh giá nội bộ:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã: phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở sản xuất thực phẩm không đánh giá nội bộ.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện: phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với cơ sở sản xuất thực phẩm không đánh giá nội bộ.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: phạt tiền đến 200.000.000 đồng đối với cơ sở sản xuất thực phẩm không đánh giá nội bộ.
– Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trong những lĩnh vực về an toàn thực phẩm đang thi hành công vụ: phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với cơ sở sản xuất thực phẩm không đánh giá nội bộ.
– Chánh thanh tra Sở Y tế: phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với cơ sở sản xuất thực phẩm không đánh giá nội bộ.
– Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với cơ sở sản xuất thực phẩm không đánh giá nội bộ.
– Chánh Thanh tra Sở Công Thương: phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với cơ sở sản xuất thực phẩm không đánh giá nội bộ.
– Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Sở Y tế: phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với cơ sở sản xuất thực phẩm không đánh giá nội bộ.
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở thuộc Sở Y tế; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Công Thương: phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với cơ sở sản xuất thực phẩm không đánh giá nội bộ.
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương: phạt tiền đến 140.000.000 đồng đối với cơ sở sản xuất thực phẩm không đánh giá nội bộ.
– Chánh Thanh tra Bộ Y tế; Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chánh Thanh tra Bộ Công Thương: phạt tiền đến 200.000.000 đồng đối với cơ sở sản xuất thực phẩm không đánh giá nội bộ.
– Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ: phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với cơ sở sản xuất thực phẩm không đánh giá nội bộ.
– Trưởng trạm, Đội trưởng của Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ: phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với cơ sở sản xuất thực phẩm không đánh giá nội bộ.
– Trưởng Công an cấp xã: phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với cơ sở sản xuất thực phẩm không đánh giá nội bộ.
– Trưởng đồn Công an: phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với cơ sở sản xuất thực phẩm không đánh giá nội bộ.
– Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất: phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với cơ sở sản xuất thực phẩm không đánh giá nội bộ.
– Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế: phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với cơ sở sản xuất thực phẩm không đánh giá nội bộ.
– Thủy đội trưởng: phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với cơ sở sản xuất thực phẩm không đánh giá nội bộ.
– Trưởng Công an cấp huyện: phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với cơ sở sản xuất thực phẩm không đánh giá nội bộ.
– Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh chính trị nội bộ: phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với cơ sở sản xuất thực phẩm không đánh giá nội bộ.
– Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội: phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với cơ sở sản xuất thực phẩm không đánh giá nội bộ.
– Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông: phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với cơ sở sản xuất thực phẩm không đánh giá nội bộ.
– Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với cơ sở sản xuất thực phẩm không đánh giá nội bộ.
– Trưởng phòng Công an cấp tỉnh: phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với cơ sở sản xuất thực phẩm không đánh giá nội bộ.
– Giám đốc Công an cấp tỉnh: phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với cơ sở sản xuất thực phẩm không đánh giá nội bộ.
– Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ: Phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với cơ sở sản xuất thực phẩm không đánh giá nội bộ.
– Đội trưởng Đội Quản lý thị trường; Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường: Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cơ sở sản xuất thực phẩm không đánh giá nội bộ.
– Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường: phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với cơ sở sản xuất thực phẩm không đánh giá nội bộ.
– Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường: phạt tiền đến 200.000.000 đồng đối với cơ sở sản xuất thực phẩm không đánh giá nội bộ.
3. Thời hiệu xử phạt cơ sở sản xuất thực phẩm không đánh giá nội bộ:
Điểm a khoản 1 Điều 6 Văn bản hợp nhất 20/VBHN-VPQH 2022 hợp nhất Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây thì là 02 năm:
– Kế toán;
– Hóa đơn;
– Phí, lệ phí;
– Kinh doanh bảo hiểm;
– Quản lý giá;
– Chứng khoán;
– Sở hữu trí tuệ;
– Xây dựng;
– Thủy sản;
– Lâm nghiệp;
– Điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước;
– Hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác;
– Bảo vệ môi trường;
– Năng lượng nguyên tử;
– Quản lý, phát triển nhà và công sở;
– Đất đai;
– Đê điều;
– Báo chí;
– Xuất bản;
– Sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa;
– Sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả;
– Quản lý lao động ngoài nước.
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở sản xuất thực phẩm không thực hiện đánh giá nội bộ là 01 năm.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 02/VBHN-BYT 2022 quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.