Mỗi một trường đại học đều thành lập một hội đồng để thực hiện việc quản trị, điều hành nhà trường, bộ phận này được gọi là hội đồng trường. Vậy khi cơ sở giáo dục đại học không thành lập hội đồng trường thì có bị xử phạt không?
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về hội đồng trường:
Hội đồng trường là một bộ phận không thể thiếu của mỗi nhà trường. Căn cứ Điều 55 Hội đồng trường Luật Giáo dục 2019 quy định hội đồng trường là tổ chức quản trị nhà trường, thực hiện quyền đại diện sở hữu của nhà trường, các bên có lợi ích liên quan. Đối với mỗi cấp trường học thì theo quy định hội đồng trường có vai trò khác nhau, cụ thể như sau:
– Đối với nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông thì hội đồng trường quyết định các vấn đề liên quan đến phương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng và xã hội, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục.
– Đối với nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông thì thành phần hội đồng trường bao gồm các thành viên sau:
+ Bí thư cấp ủy, hiệu trưởng, chủ tịch Công đoàn, bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
+ Đại diện tổ chuyên môn, đại diện tổ văn phòng, đại diện chính quyền địa phương, ban đại diện cha mẹ học sinh
+ Đại diện học sinh đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông.
– Đối với nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non dân lập thì hội đồng trường được hiểu là tổ chức thực hiện quyền đại diện sở hữu của nhà trường do cộng đồng dân cư thành lập trường đề cử và có trách nhiệm như sau:
+ Chịu trách nhiệm quyết định phương hướng hoạt động, quy hoạch, kế hoạch phát triển, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục, phù hợp với quy định của pháp luật.
– Thành phần hội đồng trường gồm:
+ Đại diện cộng đồng dân cư
+ Đại diện chính quyền địa phương cấp xã
+ Người góp vốn xây dựng, duy trì hoạt động của nhà trường
– Đối với trường tư thục thì hội đồng trường là:
+ Tổ chức quản trị nhà trường, thực hiện quyền đại diện cho nhà đầu tư và các bên có lợi ích liên quan, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định của nhà đầu tư.
+ Thành phần của hội đồng trường tư thục do nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư bao gồm: đại diện nhà đầu tư, thành viên trong và ngoài trường do hội nghị nhà đầu tư bầu, quyết định theo tỷ lệ vốn góp.
– Đối với trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận do nhà đầu tư trong nước đầu tư thì thành phần của hội đồng trường bao gồm:
+ Đại diện nhà đầu tư do các nhà đầu tư bầu, quyết định theo tỷ lệ vốn góp,
+ Thành viên trong và ngoài trường.
++ Thành viên trong trường gồm các thành viên đương nhiên là: bí thư cấp ủy, chủ tịch Công đoàn, đại diện ban chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là người học của trường (nếu có), hiệu trưởng; thành viên bầu là đại diện giáo viên và người lao động do hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu của trường bầu.
++ Thành viên ngoài trường gồm đại diện lãnh đạo nhà quản lý, nhà giáo dục, doanh nhân, cựu học sinh do hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu của trường bầu.
– Đối với nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông thì thủ tục thành lập, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng trường được quy định trong điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường. Việc chuyển thẩm quyền sang hội đồng trường được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Còn đối với cơ sở giáo dục đại học thì Hội đồng trường được thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục đại học. Căn cứ khoản 3 Điều 16 Luật Giáo dục đại học 2012 (sửa đổi 2018), số lượng, cơ cấu thành viên hội đồng trường của trường đại học công lập được quy định như sau:
– Số lượng thành viên hội đồng trường: phải là số lẻ, tối thiểu là 15 người, bao gồm các thành viên trong và ngoài trường đại học.
– Thành viên trong trường đại học bao gồm: thành viên đương nhiên và thành viên bầu bởi hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu của trường đại học.
+ Thành viên đương nhiên bao gồm: bí thư cấp ủy, hiệu trưởng trường đại học, chủ tịch công đoàn và đại diện Ban chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là người học của trường đại học.
+ Thành viên bầu bao gồm: đại diện giảng viên chiếm tỷ lệ tối thiểu là 25% tổng số thành viên của hội đồng trường; đại diện viên chức và người lao động.
– Thành viên ngoài trường đại học chiếm tỷ lệ tối thiểu là 30% tổng số thành viên của hội đồng trường, bao gồm: đại diện của cơ quan quản lý có thẩm quyền; đại diện của cộng đồng xã hội do hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu của trường đại học bầu bao gồm nhà lãnh đạo, nhà quản lý, nhà giáo dục, nhà văn hóa, nhà khoa học, doanh nhân, cựu sinh viên, đại diện đơn vị sử dụng lao động.
2. Xử phạt cơ sở giáo dục đại học không lập hội đồng trường:
Cơ sở giáo dục đại học không thành lập hội đồng trường là hành vi vi phạm quy định của pháp luật. Khoản 4 Điều 7
3. Thẩm quyền xử phạt cơ sở giáo dục đại học không lập hội đồng trường:
Căn cứ Điều 37 Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BGDĐT quy định thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục như sau:
– Thanh tra viên trong lĩnh vực giáo dục đang thi hành công vụ có thẩm quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 1.000.000 đồng. Có quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 2.000.000 đồng.
– Chánh Thanh tra cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở Giáo dục và Đào tạo có thẩm quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 75.000.000 đồng; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn. Có quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 150.000.000 đồng.
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 105.000.000 đồng; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn. Có quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 210.000.000 đồng.
– Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo có thẩm quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 150.000.000 đồng; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn. Có quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Do mức phạt đối với hành vi không thành lập hội đồng trường của cơ sở giáo dục đại học theo quy định của pháp luật là phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nên chỉ có: Chánh Thanh tra cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở Giáo dục và Đào tạo; trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo mới có thẩm quyền xử phạt hành vi này.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BGDĐT 2022 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục
Luật Giáo dục 2019, số
Nghị định 24/2021/NĐ-CP về quản lý trường mầm non và trường phổ thông công lập