Thời gian gần đây, đường dây nóng Bộ Công an tiếp nhận nhiều cuộc gọi từ các tổ chức tài chính, các ứng dụng vay tiền thúc ép trả nợ. Vậy theo quy định hiện nay thì xử phạt chuyển cuộc gọi đến đường dây nóng Bộ Công an như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Xử phạt chuyển cuộc gọi đến đường dây nóng Bộ Công an:
- 2 2. Công ty tài chính có hành vi gọi điện thoại khủng bố, nhắn tin đe dọa người vay nhiều lần sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào?
- 3 3. Trưởng Công an cấp huyện có quyền xử phạt người chuyển cuộc gọi đòi nợ đến đường dây nóng Bộ Công an không?
1. Xử phạt chuyển cuộc gọi đến đường dây nóng Bộ Công an:
Theo quy định hiện nay thì hành vi chuyển hướng cuộc gọi đến đường dây nóng của công đó là việc mà cá nhân thực hiện chuyển tiếp cuộc gọi đến đường dây điện thoại nóng của Bộ Công an, đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động tiếp nhận, xử lý tin phản ánh qua đường dây nóng của cơ quan chức năng.
Hành vi chuyển hướng cuộc gọi đến đường dây nóng của công an đó là thu thập, xử lý và sử dụng các thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý.
Căn cứ theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin như sau:
– Đối với một trong các hành vi sau thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng :
+ Người nào có hành vi thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật;
+ Người nào có hành vi cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;
+ Người nào có hành vi cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm quảng cáo, tuyên truyền hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bị cấm;
+ Người nào có hành vi ngăn chặn trái pháp luật việc truyền tải thông tin trên mạng, can thiệp, truy nhập, gây nguy hại, xóa, thay đổi, sao chép và làm sai lệch thông tin trên mạng;
+ Không tiến hành thực hiện theo dõi, giám sát các thông tin số của tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Không chịu hợp tác, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để điều tra các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trong quá trình truyền đưa hoặc lưu trữ thông tin số của tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Người nào có hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Người nào có hành vi giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
+ Người nào có hành vi chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa trên mạng dưới bất kỳ hình thức nào;
+ Người nào có hành vi cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa trên mạng;
+ Người nào có hành vi nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;
+ Người nào có hành vi thu giữ thư, điện báo, điện tín trái pháp luật.
Như vậy, căn cứ quy định trên thì người có hành vi thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật có thể bị sẽ xử phạt tiền có giá trị từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Mà hiện nay, số điện thoại của đường dây nóng của Bộ Công an nhằm phục vụ việc tiếp nhận, xử lý tin phản ánh những hành vi tiêu cực, tham nhũng của lực lượng công an từ người dân.Từ đó, ta có thể thấy hành vi chuyển tiếp các cuộc gọi đòi nợ đến số điện thoại đường dây nóng Bộ Công an là hành vi thu thập và sử dụng thông tin của Bộ Công an sai mục đích theo quy định của pháp luật.
Theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Đối với trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền sẽ bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì người có hành vi chuyển cuộc gọi đòi nợ đến số điện thoại đường dây nóng Bộ Công an có thể bị xử phạt tiền có giá trị từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
2. Công ty tài chính có hành vi gọi điện thoại khủng bố, nhắn tin đe dọa người vay nhiều lần sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm g khoản 3 điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung Nghị định 14/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin như sau:
– Phạt tiền có giá trị từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Có hành vi cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;
Ngoài hình thức phạt tiền thì còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như tiến hành tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định về mức xử phạt như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
– Mức phạt tiền được quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Đối với trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
Như vậy, nếu trường hợp công ty tài chính có hành vi gọi điện thoại khủng bố, nhắn tin đe dọa người vay nhiều lần sẽ bị tiền có giá trị từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi này.
3. Trưởng Công an cấp huyện có quyền xử phạt người chuyển cuộc gọi đòi nợ đến đường dây nóng Bộ Công an không?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 120 Nghị định 15/2020/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định Trưởng Công an cấp huyện là đơn vị có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm tại các khoản 3 Điều 102 Nghị định này.
Ngoài ra, theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 116 Nghị định 15/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 42 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Trưởng Công an cấp huyện như sau:
– Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh chính trị nội bộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh;
Trưởng phòng Công an cấp tỉnh trong đó bao gồm: Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Thủy đoàn trưởng có thẩm quyền ra quyết định xử phạt bao gồm:
+ Ra quyết định phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền có giá trị đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng; phạt tiền có giá trị đến 16.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, giao dịch điện tử;
Như vậy, theo quy định được nêu trên thì Trưởng Công an cấp huyện có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với người chuyển cuộc gọi đòi nợ đến số điện thoại đường dây nóng Bộ Công an.
Trên đây là tư vấn của Luật sư Luật Dương Gia các nội dung mà liên quan đến xử phạt chuyển cuộc gọi đến đường dây nóng Bộ Công an. Trường hợp quý bạn cần những hỗ trợ cụ thể hay những giải đáp hợp lý, cụ thể hơn thì quý bạn đọc có thể liên hệ qua số điện thoại hotline 1900.6568 thì sẽ được chúng tôi hỗ trợ tư vấn cho quý bạn đọc nhé.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 15/2020/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dich điện tử.