Khái quát về xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự? Quy định về xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự?
Quyền sở hữu trí tuệ là tài sản vô hình được pháp luật ghi nhận và bảo hộ đối với một cá nhân, tổ chức nhất định. Chính vì tính chất vô hình khiến cho quyền này bị xâm phạm một cách thường xuyên và ngày càng gia tăng về mức độ, gây ảnh hưởng và thiệt hại đến quyền lợi hợp pháp của các chủ thể mang thực quyền. Chính vì điều đó, pháp luật sở hữu trí tuệ buộc phải quy định về xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có biện pháp dân sự.
Dịch vụ Luật sư
Cơ sở pháp lý:
Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Sở hữu trí tuệ do Văn phòng Quốc hội ban hành.
Thông tư liên tịch 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN-BTP hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại Toà án nhân dân do
Mục lục bài viết
1. Khái quát về xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự:
Quyền sở hữu trí tuệ được hiểu dưới góc độ pháp lý là “quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.” (Khoản 1, Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ).
Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là việc chủ thể không phải là người nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản trí tuệ mà thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật xâm hại đến quan hệ pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ được pháp luật sở hữu trí tuệ xác lập và bảo vệ.
Xử lý lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự là hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền (
2. Quy định về xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự:
Việc áp dụng biện pháp dân sự là xu hướng của nhiều quốc gia trên thế giới như Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Hoa Kỳ Nhật Bản,… Do bản chất của quan hệ pháp luật sở hữu trí tuệ là quyền dân sự nên biện pháp dân sự là phù hợp nhất để xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Trình tự, thủ tục xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự được quy định theo nguyên tắc những nội dung đặc thù liên quan trực tiếp đến quyền sở hữu trí tuệ được quy định cụ thể trong Luật quyền sở hữu trí tuệ, những thủ tục, trình tự chung thì áp dụng theo thủ tục tố tụng dân sự chung.
Trong một tài liệu được WIPO cung cấp có nêu rằng, khởi kiện dân sự được coi là một trong các phương án, biện pháp dân sự mà cá nhân, tổ chức có thể lựa chọn khi nhận thấy quyền sở hữu trí tuệ của mình bị xâm phạm, “Tòa án thường đưa ra một loạt chế tài nhằm đền bù cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm. Các chế tài này bao gồm việc đền bù thiệt hại, lệnh của tòa, lệnh kê khai lợi nhuận và lệnh giao nộp hàng hóa xâm phạm cho chủ sở hữu quyền“.
Tìm hiểu quy định của pháp luật về xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự, tác giả tập trung vào 02 vấn đề chính:
2.1. Các biện pháp dân sự:
Theo quy định tại Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ, Tòa án có quyền áp dụng đồng thời hoặc rời rạc một trong 05 biện pháp dân sự sau:
– Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm. Đây là biện pháp thường được áp dụng đồng thời với các biện pháp khác. Việc buộc chấm dứt hành vi xâm phạm là bước đầu tiên để tạm ngừng những ảnh hưởng tiếp theo tới chủ thể quyền. Biện pháp này được thể hiện trong bản án, quyết định của Tòa án. Ví dụ: buộc người có hành vi xâm phạm quyền tác giả chấm dứt việc sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
– Buộc xin lỗi, cải chính công khai. Việc xin lỗi, cải chính công khai nhằm khôi phục danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng… cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm. Đây là biện pháp thường áp dụng đối với hành vi xâm phạm về quyền tác giả.
– Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự. Đây là biện pháp áp dụng đối người có hành vi vi phạm nghĩa vụ đối với chủ thể quyền sở hữu trí tuệ. (không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã thỏa thuận theo hợp đồng và phải chịu trách nhiệm dân sự đối với chủ thể quyền sở hữu trí tuệ (người có quyền)).
– Buộc bồi thường thiệt hại. Biện pháp này chỉ áp dụng khi hành vi xâm phạm gây ra thiệt hai về vật chất (bao gồm các tổn thất về tài sản, mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận, tổn thất về cơ hội kinh doanh, chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại) và tinh thần (bao gồm các tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng và những tổn thất khác về tinh thần gây ra cho tác giả của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; người biểu diễn; tác giả của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng). (Khoản 1, Điều 204 Luật Sở hữu trí tuệ). Việc xác định mức bồi thường thiệt hại dựa trên nguyên tắc và căn được ghi nhận tại Bộ luật dân sự nói chung và Luật Sở hữu trí tuệ nói riêng.
– Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ. Biện pháp này được áp dụng mà không phụ thuộc vào việc chủ thể quyền có yêu cầu hay không có yêu cầu. Khi quyết định buộc tiêu hủy hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chịu chi phí cho việc tiêu hủy đó.
2.2. Quyền và nghĩa vụ chứng minh của đương sự:
Đương sự trong vụ án dân sự bao gồm nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Đương sự trong vụ án về sở hữu trí tuệ có quyền và nghĩa vụ được ghi nhận trong Bộ luật tố tụng dân sự rất cụ thể.
Tại Điều 203 Luật sở hữu trí tuệ, nguyên đơn là chủ thể có nghĩa vụ chứng minh mình là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ bằng một trong các chứng cứ như bản sao Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan, văn bằng bảo hộ; bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về quyền tác giả, quyền liên quan, Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ;…(các tài liệu này được quy định tại Khoản 2, Điều 203). Đồng thời, nguyên đơn cũng là chủ thể phải cung cấp các chứng cứ về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Bên cạnh đó, trường hợp có yêu cầu bồi thường thiệt hại thì nguyên đơn phải chứng minh thiệt hại thực tế đã xảy ra và nêu căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại.
Như vậy, có thể thấy rằng, khi quyết định khởi kiện nguyên đơn phải dường như nắm bắt được chắc chắn được phần “thắng” và các căn cứ để chứng minh phải thực sự xác đáng.
Bị đơn, tức là người được cho là có hành vi xâm phạm dường như nghĩa vụ của họ không thực sự cụ thể, họ cũng có quyền tìm kiếm bằng chứng để chứng minh việc mình có vi phạm hay không, nhưng đây là cách để bị đơn bảo vệ chính mình mà không phải nghĩa vụ bắt buộc.
Trên cơ sở tìm hiểu quy định của pháp luật về xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự, tác giả mong rằng sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn và nắm bắt được cơ bản các thông tin pháp lý trọng tâm để tự bảo vệ mình trước các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mà bản thân đang có. Đồng thời, xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đang đứng trước những hạn chế nhất định, vì vậy để quyền sở hữu trí tuệ phát huy vai trò là một công cụ hữu hiệu thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế – xã hội, quyền sở hữu trí tuệ trở thành “thực quyền” mà không phải là sự “thừa nhận/ghi nhận trên giấy” thì hệ thống các quy định pháp luật về xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải được thường xuyên hoàn thiện, trong đó, thiết thực nhất là xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự.