Giám định sức khỏe nhân viên hàng không là một trong những điều kiện bắt buộc phải thực hiện để xem xét cá nhân có đủ tiêu chuẩn để trở thành nhân viên hàng không. Vậy xử lý vi phạm về giám định sức khỏe nhân viên hàng không có mức phạt thế nào?
Mục lục bài viết
1. Xử lý vi phạm về giám định sức khỏe nhân viên hàng không:
– Điều kiện sức khỏe của tiếp viên hàng không là một trong các tiêu chuẩn để có thể làm việc liên quan đến lĩnh vực hàng không. Hiện nay, nếu có hành vi vi phạm liên quan đến giám định sức khỏe nhân viên hàng không có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Điều 19 Nghị định 162/2018/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP. Theo đó, vi phạm quy định về giám định sức khỏe cho nhân viên hàng không sẽ áp dụng một trong các mức phạt dưới đây tùy thuộc vào hành vi cụ thể. Cá nhân có thể bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm như:
+ Những thông tin liên quan về tình trạng sức khỏe của tiếp viên hàng không khi đề nghị khám và giám định sức khỏe không được cung cấp một cách chính xác và đúng thực trạng tình trạng sức khỏe tiếp viên;
+ Trong quá trình đang khám, giám định sức khỏe cho nhân viên hàng không mà sử dụng những chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá;
– Mức phạt tiền có thể lên tới 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm như:
+ Cố tình làm sai là kết quả khám giám định sức khỏe cho nhân viên hàng không;
+ Theo quy định việc khám giám định sức khỏe cho nhân viên hàng không phải đúng theo chuyên khoa của giám định viên y khoa hàng không đã được phê chuẩn tuy nhiên trên thực tế được tổ chức khám, giám định sức khỏe lại không đủ chuyên khoa theo quy định;
– Mức phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng chạy được áp dụng đối với một trong các hành vi vi phạm của cá nhân dưới đây:
+ Không tuân thủ trong việc bảo dưỡng kiểm định hiệu chuẩn, trang bị thiết bị y tế phục vụ công tác khám giám định sức khỏe Theo quy định cụ thể đó là không thực hiện luật thực hiện không đúng với quá trình này;
+ Việc khám, giám định sức khỏe cho nhân viên hàng không phải được thực hiện bởi các cá nhân có chuyên môn chứng chỉ y học hàng không nhưng lại bố trí người khám, giám định sức khỏe cho nhân viên hàng không, thực hiện các nghiệm pháp y học hàng không nhưng lại sử dụng những người không có bằng chuyên môn hoặc chứng chỉ y học bằng không hoặc những người này đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động theo quy định;
+ Người không được phê chuẩn là giám định viên y khoa hàng không nhưng lại được bố trí để thực hiện khám, giám định sức khỏe cho nhân viên hàng không là đang vi phạm pháp luật. Điều này là không đảm bảo sự khách quan và chính xác đối với tình trạng sức khỏe của nhân viên hàng không;
+ Theo quy định thì hồ sơ khám giám định sức khỏe cho nhân viên hàng không phải được lưu trữ Tuy nhiên lại không thực hiện được lưu trữ hoặc lưu trữ không đầy đủ hồ sơ;
– Ngoài việc xử phạt vi phạm hành chính thì cá nhân có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả. theo đó cá nhân vi phạm quy định điểm a khoản 2 điều này sẽ bị đình chỉ hoạt động từ 1 tháng đến 3 tháng còn trong trường hợp vi phạm quy định tại điểm a, b Khoản 2 và các điểm b, c khoản 3 Điều này thì bắt buộc phải hủy bỏ kết quả giám định sức khỏe với các thông tin sai, không khách quan.
2. Trung tâm Y tế hàng không có được coi là tổ chức giám định sức khỏe cho nhân viên hàng không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Quyết định 2196/QĐ-BGTVT năm 2018, có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của đơn vị tổ chức giám định sức khỏe cho nhân viên hàng không. Theo đó, để được cấp giấy chứng nhận sức khỏe cho nhân viên hàng không cho các đối tượng đang là nhân viên hàng không và các đối tượng khác theo quy định của Cục Hàng không Việt Nam và Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) thì phải được tổ chức giám định sức khỏe thực hiện công việc này;
– Đây cũng là tổ chức thực hiện việc khám tuyển để đào tạo phi công, tiếp viên, kiểm soát viên không lưu và khám tuyển dụng nhân viên hàng không khác theo nhu cầu; thực hiện khám sức khỏe định kỳ, khám, chữa bệnh cho cán bộ, nhân viên hàng không, nhân dân khu vực theo nhu cầu và quy định của pháp luật;
– Trong trường hợp cần bổ túc thêm về chuyên môn, nghiệp vụ y tế; công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh công nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm; phòng ngừa, kiểm soát dịch bệnh trong ngành hàng không theo quy định của pháp luật thì cũng có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị trong ngành hàng không về các lĩnh vực này;
– Những yếu tố liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm trên tàu bay, nhà ga, các cơ sở chế biến thực phẩm, cung cấp thực phẩm cho các chuyến bay thì cũng có quyền được tham gia kiểm tra, giám sát theo quy định;
– Để đảm bảo an toàn cho hành khách cũng như cá nhân phi hành đoàn thì tổ chức này sẽ phối hợp với các cơ quan, đơn vị để thực hiện phát hiện những yếu tố môi trường độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng đến sức khỏe con người, Nhanh chóng đưa đề xuất những biện pháp khắc phục phù hợp với thực tiễn nhất để đảm bảo an toàn lao động trong hoạt động hàng không;
– Nếu có xảy ra tình trạng tai nạn thì hỗ trợ, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện công tác khẩn nguy, tìm kiếm, cứu nạn hàng không. Công việc cứu hộ cứu nạn phải tuân thủ theo chỉ đạo của Cục Hàng không Việt Nam;
– Cá nhân nằm trong sự quản lý thì cần xây dựng các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền sau đó sẽ chuyển thông tin này lên phía Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt; Đồng thời, thực hiện tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ về y tế cho đội ngũ viên chức, nhân viên thuộc thẩm quyền quản lý;
– Định kỳ phải thực hiện việc báo cáo đến Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt đối với quá trình xây dựng kế hoạch tài chính, biên chế hàng năm báo cáo; Đồng thời, xây dựng kế hoạch tuyển dụng, tổ chức sử dụng, quản lý viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật trình Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt ;
– Trong nhiệm vụ của tổ chức nếu phải giữ mối quan hệ với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định thì cps thể đứng ra độc lập để giải quyết với những vấn đề có liên quan đến cá nhân, tổ chức nêu trên;
– Có trách nhiệm trong việc quản lý tài sản, tài chính được giao và tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật; làm chủ đầu tư các công trình theo quy định.
– Chế độ thống kê, báo cáo cũng là một trong những trách nhiệm thuộc sự quản lý của tổ chức này, được theo quy định;
– Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực hoạt động y tế hàng không theo quy định;
– Nhiệm vụ, quyền hạn do Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam giao thì có trách nhiệm tuân thủ, thực hiện.
Như vậy, theo quy định trên thì Trung tâm Y tế hàng không là đơn vị tổ chức giám định sức khỏe để cấp Giấy chứng nhận sức khỏe cho nhân viên hàng không và các đối tượng khác theo quy định của Cục Hàng không Việt Nam và Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO).
3. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính liên quan về hành vi vi phạm giám định sức khỏe nhân viên hàng không:
Theo quy định hiện hành tại điều 37 Nghị định 162 năm 2018 được sửa đổi bổ sung về Nghị định 123 năm 2021 thì những cá nhân sau đây có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng cụ thể là:
– Cá nhân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng;
– Công chức thuộc Thanh tra Bộ Giao thông vận tải; Thanh tra Cục hàng không Việt Nam đang trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, thanh tra kiểm tra và xử lý vi phạm đối với cá nhân, tổ chức;
– Đối với công thức, viên chức thuộc các Cảng vụ hàng không đang thi hành công vụ, nhiệm vụ thông qua văn bản quy phạm pháp luật hoặc thực hiện theo văn bản hành chính do cơ quan và người có thẩm quyền đã ban hành;
– Đồng thời, người đứng ra chỉ huy tàu bay, thành viên tổ bay được người chỉ huy tàu bay giao lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi phạm hành chính đã xảy ra trên tàu bay khi tàu bay đang bay.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng;
– Quyết định 2196/QĐ-BGTVT 2018 chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm y tế hàng không.