Pháp luật nước ta hiện nay đã có những quy định cụ thể về việc xử lý hành chính hành vi vi phạm các quy định về tố tụng hình sự, thi hành án hình sự, thi hành các biện pháp xử lý hành chính trong nhiều văn bản khác nhau. Nhiều người thắc mắc rằng: Xử lý vi phạm quy định về tố tụng hình sự, thi hành án hình sự được ghi nhận ra sao?
Mục lục bài viết
- 1 1. Một số hành vi vi phạm quy định về tố tụng hình sự và thi hành án hình sự:
- 2 2. Xử lý vi phạm quy định về tố tụng hình sự, thi hành án hình sự:
- 3 3. Những đối tượng nào sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về tố tụng hình sự, thi hành án hình sự?
- 4 4. Ý nghĩa của chế định xử lý vi phạm quy định về tố tụng hình sự, thi hành án hình sự:
1. Một số hành vi vi phạm quy định về tố tụng hình sự và thi hành án hình sự:
Mới đây, theo quy định tại văn bản hướng dẫn 34/HD-VKSTC 2022 kỹ năng phát hiện vi phạm trong giải quyết vụ án hình sự để kháng nghị, kiến nghị của Viện kiểm sát tối cao, một số hành vi vi phạm quy định về tố tụng hình sự và thi hành án hình sự được liệt kê thành các dạng sau đây:
Thứ nhất, hành vi vi phạm về thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự. Trong thủ tụng hình sự thì việc truy tố và xét xử sẽ phải được thực hiện theo đúng thẩm quyền. Truy tố rồi cầm quyền của Viện kiểm sát tòa xét xử sẽ là tòa án. Trong trường hợp truy tố và xét xử không đúng thẩm quyền thì sẽ vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, vụ án đó có thể xảy ra ở nhiều nơi hoặc ở nơi không phải là chỗ ở của bị cáo hay bị hại, hoặc việc tòa án xét xử vượt quá giới hạn mà viết kiểm sát đã truy tố.
Thứ hai, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu thập chứng cứ không hợp pháp, chứng cứ không đầy đủ và không đảm bảo tính khách quan vô tư. Nếu có hành vi vi phạm này thì sẽ dẫn đến chứng cứ trong quá trình làm rõ tình tiết của vụ việc trở nên mâu thuẫn và không rõ ràng, hoặc chứng cứ đó không làm rõ vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án. Ví dụ như trường hợp chứng cứ được thể hiện thông qua lời khai của nhân chứng, tuy nhiên chỉ lấy lời khai của một bên nhân chứng có lợi cho một phía mà không thu thập một cách đầy đủ, ngoài lời khai của nhân chứng thì lại bỏ qua quá trình thu thập vật chứng và các dấu vết khác có liên quan.
Thứ ba, sử dụng các phương pháp và đánh giá chứng cứ không chính xác, không hiệu quả. việc đánh giá chứng cứ không đúng với tính chất của sự việc sẽ dẫn đến nhiều luôn quan điểm trái chiều và khiến cho quá trình xử lý vụ án không phù hợp và không đảm bảo tính chính xác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Ví dụ như chỉ sử dụng một chứng cứ nhất định mà bỏ qua nhiều chứng cứ khác có lợi cho bị cáo, việc đánh giá chứng cứ không đảm bảo dẫn đến trường hợp buộc tội bị cáo quá nặng hoặc quá nhẹ. Hoặc trong trường hợp có sử dụng đúng các chứng cứ có tính chất buộc tội và gỡ tội nhưng lại đánh giá không đúng chứng cứ đó với bản chất của vụ án, tăng nặng hoặc giảm nhẹ vai trò của chứng cứ nào đó trong việc xác định sự thật khách quan.
Thứ tư, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các trình tự và thủ tục tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật. Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành quy định các thủ tục bắt buộc cần phải tiến hành trong quá trình tủ tụng hình sự đó là khám nghiệm hiện trường, trưng cầu giám định hoặc khám nghiệm tử thi, định giá tài sản. Một số các thủ tục khác cũng cần phải thực hiện tùy thuộc vào sự đánh giá của cơ quan tiến hành tố tụng như nhận dạng, đối chất hoặc thực nghiệm điều tra. Nhưng cơ quan điều tra thường có khuynh hướng không thực hiện những biện pháp này do họ cho rằng đó là điều không cần thiết hoặc có thực hiện nhưng thiếu chuyên nghiệp, dẫn đến tình trạng không đầy đủ thông tin và chứng cứ cần thiết để đánh giá toàn diện về một vụ án.
Thứ năm, không tiến hành đình chỉ hoặc không tạo điều kiện cho người bào chữa tham gia vào quá trình tố tụng hình sự. Trong một số trường hợp cần phải có người bào chữa đó là khi bị can bị cáo bị buộc tội với mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân hoặc án tử hình. Cần phải có người bào chữa trong trường hợp người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất và không thể tự bào chữa cho bản thân của mình, ngoài ra đối với những người chưa đủ 18 tuổi và không có người bào chữa thì sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị can hoặc bị cáo đó. Một số trường hợp, kiểm sát viên hoặc điều tra viên không báo trước trong thời gian hợp lý về thời gian và địa điểm diễn ra quá trình tố tụng dẫn đến việc người bào chữa không thể bố trí tham gia phiên tòa ảnh hưởng đến tính khách quan và vô tư của quá trình xét xử.
Thứ sáu, mớm cung hoặc nhục hình, dụ cung trong quá trình tra khảo. Có thể nói đây là hoạt động bị cấm, không được phép thực hiện các hoạt động tác động trái phép đến sức khỏe tính mạng của người khác, bởi đây là yếu tố bất khả xâm phạm của con người. Tuy nhiên hiện tượng này vẫn đã và đang diễn ra, việc nhục hình còn để lại thương tích cho bị can, được phản ánh qua các lần trại tạm giam điểm tra dấu vết trên cơ thể của phạm nhân. Việc mớm cung, bức cung, nhục hình sẽ làm mất hoặc làm giảm giá trị chứng cứ chứng minh trong lời khai nhận tội của các chủ thể.
Thứ bảy, xác định không đúng tư cách của người tham gia tố tụng. Trường hợp này thường xảy ra các trường hợp xác định người bị hại với người có quyền lợi liên quan, người có quyền lợi liên quan với người làm chứng, thậm chí có trường hợp giữa bị can với người bị hại.
Thứ tám, có hành vi vi phạm trong việc lập biên bản điều tra. Ví dụ như sử dụng các biện pháp tẩy xóa, sửa chữa câu chữ không có xác nhận của người tham gia, ghi chép không đúng lời khai của bị can, một điều tra viên cùng một lúc tiến hành nhiều hoạt động điều tra như khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi những đồng thời có biên bản ghi lời khai… dẫn đến làm mất hoặc giảm giá trị chứng minh.
Thứ chín, có hành vi vi phạm trong việc tách vụ án hình sự, dẫn đến việc đánh giá không chính xác và toàn diện tính chất, mức độ hành vi phạm tội của các bị can, thậm chí còn bỏ lọt tội phạm, vì sau khi vụ án được tách ra có thể không được tiếp tục điều tra, giải quyết. Ngoài ra, có thể bao gồm các dạng khác trái với quy định của pháp luật về tố tụng hình sự và thi hành án hình sự.
Có thể nói, truy cứu trách nhiệm hình sự là vấn đề quan trọng, nếu có bất kỳ sai sót nào sẽ dẫn đến những bản án oan sai cho người vô tội, hoặc bỏ lọt tội phạm ngoài vòng pháp luật. Vì thế, các hành vi vi phạm quy định về tố tụng hình sự hay thi hành án hình sự đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
2. Xử lý vi phạm quy định về tố tụng hình sự, thi hành án hình sự:
Căn cứ theo Điều 14 của Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình, thì mức xử lý đối với hành vi vi phạm các quy định về tố tụng hình sự, thi hành án hình sự được ghi nhận như sau:
Thứ nhất, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không thực hiện nghĩa vụ của người bị áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại xã phường theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định về việc chấp hành biện pháp giáo dục tại xã phường hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục hoặc đưa đi cai nghiện theo hệ bắt buộc.
Thứ ba, phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng đối với một trong những hành vi vi phạm dưới đây:
+ Vi phạm các quy định về việc chấp hành nghiêm chỉnh các biện pháp ngăn chặn theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền như: tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm hoặc có các hành vi vi phạm các biện pháp ngăn chặn khác theo quy định của pháp luật;
+ Vi phạm nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, ví dụ như không cung cấp các tài liệu chứng cứ đầy đủ, không thực hiện nghĩa vụ của người làm chứng, người phiên dịch; vi phạm các quy định về việc chấp hành các quy định về bảo quản vật chứng, niêm phong, kê biên tài sản hoặc có các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật;
+ Vi phạm các quy định về thi hành hình phạt tiền, hình phạt tịch thu tài sản theo quy định của pháp luật.
Thứ tư, phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với một trong những hành vi vi phạm dưới đây:
+ Các chủ thể được hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành án phạt tù đi khỏi nơi cư trú mà không được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc không có mặt tại nơi chấp hành án, cơ quan thi hành án hình sự nơi cư trú sau khi hết thời hạn hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù;
+ Các chủ thể bị kết án phạt tù đang được tại ngoại có quyết định thi hành án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không có mặt tại cơ quan thi hành án theo đúng thời hạn quy định;
+ Các chủ thể bị phạt tù cho hưởng án treo, người bị án phạt cải tạo không giam giữ mà không thực hiện nghĩa vụ của người chấp hành án theo quy định; không có mặt theo yêu cầu của cơ quan thi hành án hình sự, hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục mà không có lý do chính đáng hoặc đi khỏi nơi cư trú mà không được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Ủy ban nhân dân cấp xã;
+ Các chủ thể bị án phạt quản chế không thực hiện nghĩa vụ của người chấp hành án theo quy định; không có mặt theo yêu cầu của cơ quan thi hành án hình sự, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quản chế mà không có lý do chính đáng; đi khỏi nơi quản chế mà không được sự đồng ý của người có thẩm quyền hoặc đi khỏi nơi quản chế quá thời hạn cho phép mà không có lý do chính đáng;
+ Các chủ thể bị án phạt cấm cư trú mà cư trú ở những nơi đã bị cấm cư trú hoặc không có mặt theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú;
+ Các chủ thể bị án phạt tước một số quyền công dân không thực hiện nghĩa vụ của người chấp hành án theo quy định.
Như vậy có thể đánh giá rằng pháp luật hiện nay đã có những mức phạt đối với từng hành vi vi phạm nhất định về tố tụng hình sự và thi hành án hình sự. Qua đó đề cao ý thức tuân thủ pháp luật của người dân cũng như cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình thực thi pháp luật.
3. Những đối tượng nào sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về tố tụng hình sự, thi hành án hình sự?
Theo quy định của pháp luật thì ai vi phạm người đấy sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý. Tuy nhiên thông thường, những đối tượng sau đây sẽ bị xử lý vi phạm quy định về tố tụng hình sự và thi hành án hình sự, bao gồm:
– Các chủ thể là cá nhân từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý (biết hành vi của mình là trái pháp luật, nhận thức được hậu quả nhưng vẫn thực hiện và mong muốn hoặc có thái độ để mặc cho hậu quả đó xảy ra); người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.
– Các chủ thể là tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra bất kể với lỗi nào (vô ý hoặc cố ý);
– Các chủ thể nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Việt Nam (các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của nước ta); trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Việt Nam là thành viên có quy định khác.
4. Ý nghĩa của chế định xử lý vi phạm quy định về tố tụng hình sự, thi hành án hình sự:
Thứ nhất, buộc các chủ thể phải thực hiện đúng quy định của pháp luật trong tố tụng hình sự và thi hành án hình sự. Mọi hành vi vi phạm đều được phát hiện và ngăn chặn kịp thời từ đó xử lý nghiêm minh, hậu quả do hành vi vi phạm gây ra sẽ phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
Thứ hai, bảo vệ pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh và tăng cường nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, quá trình tiến hành tố tụng hình sự sẽ được đảm bảo khách quan vô tư, tiến hành đúng thẩm quyền, đảm bảo công bằng và phù hợp với quy định của pháp luật.
Thứ ba, đánh giá được rõ nét tính chất và mức độ cũng như hậu quả của những hành vi đi ngược với quy định của pháp luật, từ đó có thể đưa ra được những tình tiết giảm nhẹ là tình tiết tăng nặng sao cho phù hợp. Có thể nói hành vi vi phạm quy định về tố tụng hình sự và thi hành án hình sự vẫn đang tồn tại trong đời sống xã hội, nghiêm khắc xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực này chính là cách thức để ngăn chặn và phòng ngừa những hành vi đi phạm pháp luật trong quản lý nhà nước.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015;
– Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình;
– Hướng dẫn 34/HD-VKSTC 2022 kỹ năng phát hiện vi phạm trong giải quyết vụ án hình sự để kháng nghị, kiến nghị của Viện kiểm sát tối cao.