Xử lý vi phạm quy định về giữ gìn vệ sinh chung. Cản trở lối đi chung xử lý thế nào?
Xử lý vi phạm quy định về giữ gìn vệ sinh chung. Cản trở lối đi chung xử lý thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào văn phòng luật sư,cho tôi xin hỏi về vấn đề quyền sử dụng chung trong khu tập thể trong câu chuyện sau: Nơi tôi ở hiện nay có 3 căn hộ,trc đây là khu tập thể và đã hóa giá ,jo chỉ còn lại 3 căn nhà sống chung trong con hẻm nhỏ.Căn hộ trc nhà tôi họ có 1 phần diện tích nhỏ chừng 12m2 nằm ở phía sau phần đất nhà tôi đang ở, họ xây lên vừa làm bếp nấu ăn,phòng tắm và xây lên 2 tấm để cho sinh viên thuê.Có nghĩa nhà tôi năm ở giữa phần đất của họ.Con hẻm đc gọi là chung để 3 căn hộ trg đó đc quyền sử dụng. Căn hộ đầu tiên đã dùng con hẻm này làm nơi để xe cho gđ họ,và cả những sinh viên thuê dể xe. Xe để bất cứ mọi lúc mọi nơi,dàn hết cả chỗ đi lại cho con hẻm,thậm chí xả rác bừa bãi, tranh thủ tận dụng cả con hẻm có phần trống trc nhà mà họ cho sinh viên thuê, để kéo ống nước ra dùng vào vc rửa chén bát,giặt quần áo, nuôi chim, trồng cây,thùng đựng rác hôi thối ở ngay con hẻm…Nhìn vào như một mớ hỗn độn trg con hẻm,bừa bộn dơ bẩn.Tôi đã rất khó chịu khi thấy cảnh ấy và đã lên tiếng nhắc nhở,nhưng họ ko nghe còn nói ra những lời thô tục,chửi thề to tiếng.Thậm chí đòi đánh tôi mấy lần. Vậy xin phép hỏi bên vp luật sư: – Lối đi chung của tập thể họ có quyền để xe tự do,bừa bộn như vậy ko? – Họ có quyền làm nơi sử dụng vào mục đích riêng cho họ chẳng hạn như tự kéo ống nc ra làm chỗ sử dụng vào vc rửa chén,giặc giũ,tắm …? – Họ nói trc nhà họ và chỗ đây trống là hẻm chung nên họ có quyền treo chuồng nuôi chim ở bờ tường trc nhà họ và giữa đường đi,trồng cây,nuôi cá…vậy có đúng ko? – Việc để xe trg hẻm này thì họ muốn thích để đâu thì để có phải vậy ko ạ? – Về phần giữ gìn sạch sẽ cho con hẻm có phải mỗi nhà nên tự giữ gìn ko ạ? – Vậy nếu họ vẫn làm mọi thứ trở nên mất trật tự như thế tôi nên làm j đây? xin bên vp luật sư giúp đỡ. Tôi đã bỏ tiền đổ bê tông cho con hẻm dài hơn 25m đc bằng phẳng và sạch sẽ, luôn mỗi ngày quét dọn ,giữ gìn vệ sinh sạch sẽ chung cho con hẻm mà họ ngày một làm nó vấy bẩn,và hôi hám nhiều hơn.Trước khi tôi làm con hẻm,có bắt buộc 2 nhà còn lại viết giấy cam đoan là giữu gìn vệ sinh chung cho con hẻm.Nhưng cuối cùng con hẻm mới jo đây đã trở nên bẩn và cũ như lúc ban đầu,tôi rất buồn và bức xúc ko biết nên làm gì với căn hộ mặt tiền phía trc nhà tôi.Xin hãy giúp tôi, cảm ơn bên văn phòng luật sư rất nhiều ạ! Rất mong câu trả lời sớm từ phía vp Luật.?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Căn cứ Điều 273 Bộ luật dân sự năm 2005 có quy định về quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề: Chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất có quyền sử dụng bất động sản liền kề thuộc sở hữu của người khác để bảo đảm các nhu cầu của mình về lối đi, cấp, thoát nước, cấp khí ga, đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý, nhưng phải đền bù, nếu không có thoả thuận khác.
Căn cứ vào Điều 259 Bộ luật dân sự năm 2005:
“Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của mình, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật phải chấm dứt hành vi đó; nếu không có sự chấm dứt tự nguyện thì có quyền yêu cầu Toà án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi vi phạm.”
Nếu như hàng xóm của anh có hành vi sử dụng lối đi chung để giữ xe, lấn chiếm lối đi gây cản trở quyền sử dụng lối đi, thi bạn có quyền yêu cầu người hàng xóm châm dứt hành vi trên, nếu người đó không tự nguyện chấm dứt thì bạn có quyền làm đơn tố cáo ra cơ quan công an để bảo vệ quyền lợi của mình. Đối chiếu với các quy định trên thì quyền có lối đi là quyền dân sự được pháp luật bảo vệ. Trong trường hợp của bạn, bạn và các gia đình còn lại cùng yêu cầu gia đình để xe chấm dứt hành vi để xe gây cản trở giap thông; nếu không có sự chấm dứt tự nguyện thì có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã giải quyết để đảm bảo lối đi chung cho mọi người.
Về hành vi xả rác thải, làm mất vệ sinh chung thì anh có thể tố cáo ra cơ quan công an để xử lý vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục tình trạng ban đầu đối với hàng xóm theo quy định tại Điều 7, Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:
“Điều 7. Vi phạm quy định về giữ gìn vệ sinh chung
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không thực hiện các quy định về quét dọn rác, khai thông cống rãnh trong và xung quanh nhà ở, cơ quan, doanh nghiệp, doanh trại gây mất vệ sinh chung;
b) Đổ nước hoặc để nước chảy ra khu tập thể, lòng đường, vỉa hè, nhà ga, bến xe, trên các phương tiện giao thông nơi công cộng hoặc ở những nơi khác làm mất vệ sinh chung;
c) Tiểu tiện, đại tiện ở đường phố, trên các lối đi chung ở khu công cộng và khu dân cư;
d) Để gia súc, gia cầm hoặc các loại động vật nuôi phóng uế ở nơi công cộng;
đ) Lấy, vận chuyển rác, chất thải bằng phương tiện giao thông thô sơ trong thành phố, thị xã để rơi vãi hoặc không đảm bảo vệ sinh;
e) Nuôi gia súc, gia cầm, động vật gây mất vệ sinh chung ở khu dân cư.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
a) Đổ, ném chất thải, chất bẩn hoặc các chất khác làm hoen bẩn nhà ở, cơ quan, trụ sở làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh của người khác;
b) Tự ý đốt rác, chất thải, chất độc hoặc các chất nguy hiểm khác ở khu vực dân cư, nơi công cộng;
c) Đổ rác, chất thải hoặc bất cứ vật gì khác vào hố ga, hệ thống thoát nước công cộng, trên vỉa hè, lòng đường;
d) Để rác, chất thải, xác động vật hoặc bất cứ vật gì khác mà gây ô nhiễm ra nơi công cộng hoặc chỗ có vòi nước, giếng nước ăn, ao, đầm, hồ mà thường ngày nhân dân sử dụng trong sinh hoạt làm mất vệ sinh.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi quy định tại Điểm b, c, d, đ, e Khoản 1 và Điểm b, d Khoản 2 Điều này;
b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại Điểm a, c Khoản 2 Điều này.”