Quy định về xử lý vi phạm quy định về cho thuê lại lao động? Những lưu ý để bảo vệ quyền lợi cho các chủ thể tham gia quan hệ cho thuê lao động và các chủ thể liên quan khác?
Cho thuê lại lao động là một chủ đề rất quen thuộc đối với các doanh nghiệp khi thực hiện các hoạt động kinh doanh, khi thực hiện quan hệ lao động cho thuê lại lao động thì người sử dụng lao động phải đảm bảo điều kiện cần thiết cho người lao động cũng như những quyền lợi của họ, hoạt động cho thuê lại lao động nếu không tuân thủ đúng quy định sẽ bị xử lý theo quy định. Vậy xử lý vi phạm quy định về cho thuê lại lao động cụ thể được quy định với mức phạt, hình thức và hình phạt được áp dụng như thế nào? Dưới đây là hông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý:
Tổng đài Luật sư
1. Quy định về xử lý vi phạm quy định về cho thuê lại lao động
Theo quy định của pháp luật thì việc cho thuê lại lao động được hiểu đó là việc một doanh nghiệp tiến hành tuyển dụng lao động và doanh ngiệp đó thực hiện việc ký
Theo
” Điều 12. Vi phạm quy định về cho thuê lại lao động
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với bên thuê lại lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo, hướng dẫn cho người lao động thuê lại biết nội quy lao động và các quy chế khác của doanh nghiệp;
b) Phân biệt đối xử về điều kiện làm việc đối với người lao động thuê lại so với người lao động của doanh nghiệp.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với bên thuê lại lao động có một trong các hành vi sau:
a) Thuê lại lao động làm những công việc không thuộc danh mục các công việc được thực hiện cho thuê lại lao động;
b) Ký hợp đồng thuê lại lao động với bên cho thuê lại lao động không có Giấy phép hoạt động dịch vụ cho thuê lại lao động;
c) Thuê lại lao động khi bên thuê lại lao động đang xảy ra tranh chấp lao động, đình công hoặc thuê lại lao động để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động;
d) Thuê lại lao động để thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp hoặc vì lý do kinh tế.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với doanh nghiệp cho thuê lại lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không lập hồ sơ ghi rõ số lao động đã cho thuê lại, bên thuê lại lao động, phí cho thuê lại lao động;
b) Không báo cáo tình hình cho thuê lại lao động theo quy định của pháp luật;
c) Không niêm yết công khai bản chính giấy phép tại trụ sở chính và bản sao được chứng thực từ bản chính giấy phép tại các chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có) của doanh nghiệp cho thuê;
d) Không báo cáo kịp thời trong trường hợp xảy ra sự cố liên quan đến hoạt động cho thuê lại lao động cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về lao động.
4. Phạt tiền đối với doanh nghiệp cho thuê lại lao động có một trong các hành vi: Trả lương cho người lao động thuê lại thấp hơn tiền lương của người lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau của bên thuê lại lao động; không thông báo hoặc thông báo sai sự thật cho người lao động biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động; thực hiện việc cho thuê lại mà không có sự đồng ý của người lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hoạt động cho thuê lại lao động mà không có giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động;
b) Chuyển người lao động đã thuê lại cho người sử dụng lao động khác;
c) Sử dụng giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động hết hiệu lực để thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động.
6. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với doanh nghiệp cho thuê lại lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác sử dụng Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động để hoạt động cho thuê lại lao động;
b) Cho thuê lại lao động để thực hiện công việc không thuộc danh mục các công việc được thực hiện cho thuê lại lao động;
c) Cho thuê lại lao động đối với người lao động vượt quá 12 tháng;
d) Cho thuê lại lao động khi doanh nghiệp cho thuê lại lao động đang xảy ra tranh chấp lao động, đình công hoặc cho thuê lại lao động để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động;
đ) Sửa chữa nội dung Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động đã được cấp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
7. Hình thức xử phạt bổ sung
a) Tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d, đ khoản 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 6 Điều này;
c) Tịch thu Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động đã được cấp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 6 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc doanh nghiệp cho thuê lại lao động trả khoản tiền lương chênh lệch cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.
Theo đó nếu trường hợp mà người lao động không được đảm bảo quyền lợi khi làm việc cho bên thuê lại lao động, hay bên phía cho thuê lại lao động vi phạm về quy định cho thuê lại lao động thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật như chúng tôi nêu trên, cụ thể mức xử phạt có thê từ thấp nhất là 1.000.000 đồng đến mức cao nhất là 100.000.000 đồng, tùy vào hành vi vi phạm và những yếu tố cấu thành hành vi vi phạm mà xác định mức phạt đối với hành vi vi phạm. Như trên chúng ta thấy ngoài mức tiền xử phạt thì còn có hình thức xử phạt đối với hành vi này và có biện pháp khắc phục hậu quả rất hợp lý đối với hành vi vi phạm gây ra. Có thể nói để quan hệ cho thuê lại lao động phát triển tốt hơn và răn đe những hành vi vi phạm đó thì quy định này là hoàn toàn hợp lý. n
2. Những lưu ý để bảo vệ quyền lợi cho các chủ thể tham gia quan hệ cho thuê lao động và các chủ thể liên quan khác
Theo quy định của pháp luật lao động thì Nhà nước quy định theo hướng coi hoạt động cho thuê lại lao động là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và chỉ được thực hiện đối với một số công việc nhất định đã được quy định cụ thể, coi cho thuê lại lao động là hoạt động kinh doanh có điều kiện và rất dễ dàng có thể nhận ra hoạt động cho thuê lại lao động bên cạnh những lợi ích của nó, còn có nhiều khả năng có những tác động xấu đến tất cả các chủ thể có liên quan tới hoạt động cho thuê lại, Trong đó phải kể tới ảnh hưởng xấu đến người lao động cho thuê và trật tự thị trường lao động bởi tính rủi ro của hoạt động đó.
Ở Việt Nam thì vấn đề cho thuê lại lao động là một lĩnh vực mới trong hoạt động dịch vụ việc làm, lĩnh vực mới trong điều chỉnh pháp luật, quy định các điều kiện đối với doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động cũng nhằm nục đích để có thể đạt được mục tiêu tạo ra hệ thống pháp luật lao động nói chung, pháp luật về cho thuê lại lao động nói riêng phù hợp với quy định của pháp luật lao động quốc tế.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Quy định về xử lý vi phạm quy định về cho thuê lại lao động” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.