Gia công hàng hóa được xem là một phương thức sản xuất hàng hóa, bên nhận gia công sẽ sử dụng nguyên liệu từ bên đặt gia công, làm theo yêu cầu của bên đặt ra công để nhận thù lao. Dưới đây là quy định của pháp luật về xử lý vi phạm gia công hàng hóa có yếu tố nước ngoài.
Mục lục bài viết
1. Xử lý vi phạm gia công hàng hóa có yếu tố nước ngoài:
Căn cứ theo quy định tại Điều 45 của Nghị định 98/2020/NĐ–CP xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về gia công hàng hóa có yếu tố nước ngoài. Cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi đặt gia công hoặc có hành vi nhận gia công hàng hóa với thương nhân nước ngoài tuy nhiên không có hợp đồng theo quy định của pháp luật;
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Có hành vi tiêu thụ tại thị trường Việt Nam các loại máy móc, trang thiết bị thuê, mượn, các loại nguyên vật liệu, các loại vật liệu dư thừa, các loại phế phẩm, các loại phí liệu tạm nhập khẩu để thực hiện hoạt động gia công và sản phẩm gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài không đúng theo quy định của pháp luật;
+ Có hành vi giả mạo hợp đồng gia công với các thương nhân nước ngoài trái quy định pháp luật.
– Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi đặt gia công hàng hóa hoặc hành vi nhận gia công hàng hóa với thương nhân nước ngoài loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bắt buộc phải có giấy phép tuy nhiên không được sự đồng ý, chấp nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
– Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Có hành vi nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài thuộc loại hàng hóa nằm trong danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, danh mục tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngưng nhập khẩu tuy nhiên không có văn bản chấp nhận, đồng ý của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
+ Hành vi đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài nhằm mục đích tiêu thụ trong nước đối với các loại hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, các loại hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngưng nhập khẩu, các loại hàng hóa bị áp dụng biện pháp khẩn cấp cấm lưu thông, bị thu hồi, tạm ngừng lưu thông, hàng hóa không đảm bảo an toàn thực phẩm gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng.
Theo đó thì có thể nói, tuy hành vi khác nhau, tùy hành vi cụ thể khác nhau và tùy mức độ vi phạm khác nhau, hành vi vi phạm về gia công hàng hóa có yếu tố nước ngoài sẽ bị xử phạt với mức phạt khác nhau. Tuy nhiên, hành vi vi phạm gia công hàng hóa có yếu tố nước ngoài có thể sẽ bị phạt tiền với mức cao nhất là 100.000.000 đồng. Tuy nhiên cần phải lưu ý, mức phạt tiền nêu trên là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân vi phạm, trong trường hợp tổ chức vi phạm thì sẽ được xác định bằng 02 mức phạt tiền đối với cá nhân trong cùng một hành vi vi phạm.
2. Hợp đồng nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài gồm những nội dung nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 39 của Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương, có quy định cụ thể về hợp đồng gia công. Theo đó, hợp đồng gia công bắt buộc phải được lập thành văn bản hoặc được lập bằng các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương với văn bản theo quy định của pháp
– Tên, địa chỉ của các bên gia công trực tiếp;
– Tên sản phẩm gia công, số lượng sản phẩm gia công;
– Giá gia công, thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán;
– Danh mục hàng hóa, số lượng, chị giá nguyên liệu, phụ liệu, vật liệu, vật tư sản xuất trong nước để gia công, định mức sử dụng các nguyên vật liệu, định mức sử dụng vật tư, định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ bóc lột đối với nguyên vật liệu trong quá trình gia công;
– Danh mục các trang thiết bị máy móc, chị giá máy móc thiết bị cho thuê, cho mượn, tặng cho để phục vụ cho hoạt động gia công;
– Biện pháp xử lý các loại phế liệu, phế phẩm, phế thải, nguyên tắc xử lý các loại trang thiết bị máy móc thuê, mượn, nguyên vật liệu, vật tư dư thừa sau khi kết thúc hợp đồng gia công;
– Địa điểm giao hàng, thời gian giao hàng, nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ hàng hóa;
– Thời hạn hiệu lực của hợp đồng gia công.
Theo đó, hợp đồng gia công cần phải có tối thiểu các điều khoản nêu trên. Ngoài ra, còn có thể bao gồm một số điều khoản khác tùy theo sự thỏa thuận của các bên, tuy nhiên không được trái quy định của pháp luật và không trái đạo đức xã hội.
3. Doanh nghiệp Việt Nam nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài có những quyền và nghĩa vụ nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 42 của Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương, có quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công, bên nhận gia công. Theo đó, đối với bên nhận gia công, sẽ có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
– Được miễn thuế xuất nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế đối với các loại hàng hóa tạm nhập khẩu theo định mức và theo tỷ lệ hao hụt nhằm mục đích thực hiện hợp đồng gia công và đối với các sản phẩm gia công xuất khẩu;
– Được quyền thuê các thương nhân khác tiến hành hoạt động gia công;
– Được cung ứng một phần hoặc cung ứng toàn bộ các nguyên vật liệu, phụ liệu, vật tư để tiến hành hoạt động gia công theo thỏa thuận của các bên ghi nhận trong hợp đồng gia công, phải nộp thuế xuất nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất nhập khẩu đối với các loại nguyên vật liệu, phụ liệu và vật tư trong nước;
– Được nhận tiền thanh toán của bên đặt gia công bằng sản phẩm gia công, ngoại trừ các sản phẩm thuộc Danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu, tạm ngưng nhập khẩu. Đối với các sản phẩm thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện nhất định thì bắt buộc phải tuân thủ theo quy định về giấy phép và điều kiện đó;
– Phải tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động gia công xuất khẩu, gia công nhập khẩu, sản xuất hàng hóa trong nước và các điều khoản của hợp đồng gia công đã được ký kết ban đầu;
– Làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ đối với các sản phẩm gia công, máy móc và các trang thiết bị thuê hoặc mượn, nguyên liệu hoặc phụ liệu, các loại vật tư dư thừa, các loại phế phẩm, các loại phế liệu theo ủy nhiệm của bên đặt gia công.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH 2019
– Nghị định 98/2020/NĐ–CP xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại;
– Nghị định 17/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các nghị định xử phạt VPHC lĩnh vực hóa chất ; điện lực; hoạt động thương mại, dầu khí;
– Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương;
– Thông tư 173/2018/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về việc công bố danh mục cụ thể hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Quốc phòng theo quy định tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 của Chính phủ;
– Thông tư 12/2018/TT-BCT của Bộ Công Thương về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương.
THAM KHẢO THÊM: