Việc mai táng người chết gần khu vực dân cư cần phải đảm bảo các biện pháp nghiêm ngặt để đảm bảo vệ sinh môi trường. Tuy nhiên, khi có vi phạm xảy ra thì sẽ xử lý như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có một căn nhà được xây tại một khu đất trống lúc đất nước vừa giải phóng. Khu đất này ít người ở, sau này người dân hay chôn cất người thân của mình tại đây, trong khi vì hoàn cảnh khó khăn nên chúng tôi vẫn sinh sống tại đây hơn 24 năm qua và chúng tôi chưa có điều kiện đi nơi khác để ở. Gần đây, người dân đem người thân của mình về chôn cất gần căn nhà ngày càng nhiều nên gia đình chúng tôi sợ bị ô nhiễm và nhiều vấn đề khác. Thưa luật sư, tôi có nên trình bày với chính quyền địa phương để họ can thiệp để người dân không chôn cất người thân của mình quá gần sát khu đất của tôi hay không? Chính quyền có thể can thiệp thế nào với vụ việc của gia đình tôi? Xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Căn cứ Điều 48 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 về việc “nơi chôn cất, mai táng phải có vị trí, khoảng cách đáp ứng điều kiện về vệ sinh môi trường, cảnh quan khu dân cư; không gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, sản xuất”.
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 128 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 về khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về môi trường
“1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Toà án về hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
2. Công dân có quyền tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường sau đây:
a) Gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường;
b) Xâm phạm quyền, lợi ích của Nhà nước, cộng đồng dân cư, tổ chức, gia đình và cá nhân.”
Theo đó, bạn có thể khiếu nại với chính quyền địa phương để họ can thiệp để người dân không chôn cất người thân của mình quá gần sát khu đất của bạn.
Nghị định 35/2008/NĐ-CP của Chính phủ bắt buộc: Thi hài, hài cốt khi mai táng phải được mai táng trong các nghĩa trang với các quy trình rất chặt chẽ về vệ sinh hoặc phải được hỏa táng tại các nhà hỏa táng đáp ứng đủ các điều kiện quy định.
Sauk hi khiếu nại, chính quyền địa phương phải tiền hành các công việc sau:
Căn cứ vào Điều 14 Nghị định 35/2008/NĐ-CP quy định về việc di chuyển nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ:
“1. Các nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ phải di chuyển khi:
a) Gây ô nhiễm môi trường, cảnh quan nghiêm trọng mà không có khả năng khắc phục, ảnh hưởng đến môi trường sống của cộng đồng, không phù hợp với quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
b) Phục vụ các dự án phát triển đô thị, công nghiệp và các công trình công cộng theo quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.”
Theo đó, các phần mộ riêng nẻ gây ô nhiễm môi trường, cảnh quan nghiêm trọng mà không có khả năng khắc phục, ảnh hưởng đến môi trường sống của cộng đồng, không phù hợp với quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì phải di chuyển ra khu vực khác.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Điều 15 Nghị định 35/2008/NĐ-CP quy định về trách nhiệm cải tạo, đóng cửa, di chuyển nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ. Theo đó: “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp dưới, các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan thực hiện việc cải tạo, đóng cửa, di chuyển các nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ trên địa bàn do mình quản lý.”
Ngoài ra, phải tiến hành tuyên truyền về bảo vệ môi trường, khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường theo Điều 93 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.