Hiện nay, pháp luật Việt Nam hiện nay ghi nhận quá trình giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài thương mại độc lập với Tòa án. Tuy nhiên trong quá trình giải quyết tranh chấp, trọng tài thương mại vẫn thường mắc phải những sai lầm. Dưới đây là quy định của pháp luật về việc xử lý trung tâm trọng tài báo cáo sai về tổ chức, hoạt động.
Mục lục bài viết
1. Xử lý trung tâm trọng tài báo cáo sai về tổ chức, hoạt động:
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 của
– Thông báo không đúng thời hạn cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật, thay đổi trưởng chi nhánh, thay đổi trưởng văn phòng đại diện của các trung tâm trọng tài, không thông báo đúng thời hạn do cơ quan có thẩm quyền về việc thay đổi trưởng chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của các tổ chức trọng tài nước ngoài đặt trên lãnh thổ của Việt Nam;
– trọngđịa điểm đặt trụ sở của chi nhánh và văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài trên lãnh thổ của Việt Nam;
– Thông báo không đúng thời hạn cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thay đổi các danh sách trọng tài viên làm việc trong trung tâm trọng tài hoặc chi nhánh của tổ chức trọng tài nước ngoài đặt trên lãnh thổ của Việt Nam;
– Thông báo không đúng thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vấn đề thành lập chi nhánh hoặc thành lập văn phòng đại diện của trung tâm trọng tài, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của các trung tâm trọng tài ở nước ngoài, văn phòng đại diện của các tổ chức trọng tài nước ngoài đặt trên lãnh thổ của Việt Nam;
– Thông báo hoặc báo cáo không đúng thời hạn cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc chấm dứt hoạt động, hoàn tất thủ tục chấm dứt hoạt động của các trung tâm trọng tài hoặc chi nhánh và văn phòng đại diện của các trung tâm trọng tài, chi nhánh và văn phòng đại diện của các tổ chức trọng tài nước ngoài trên lãnh thổ của Việt Nam;
– Đăng báo không đầy đủ nội dung, không đúng số lần, không đúng số lượng, không đúng thời hạn về việc thành lập hoặc chấm dứt hoạt động của trung tâm trọng tài, chi nhánh và văn phòng đại diện của các tổ chức trọng tài nước ngoài đặt trên lãnh thổ của Việt Nam;
– Niêm yết không đầy đủ nội dung chủ yếu về quá trình đăng ký hoạt động của các trung tâm trọng tài hoặc danh sách trọng tài viên làm việc trong trung tâm trọng tài;
– Sử dụng không đúng, ghi không đầy đủ sổ sách, biểu mẫu theo quy định của pháp luật của các trung tâm trọng tài;
– Đăng ký không đúng thời hạn về việc thay đổi tên gọi, thay đổi lĩnh vực, thay đổi người đại diện theo pháp luật, thay đổi địa điểm đặt trụ sở của các trung tâm trọng tài, trưởng chi nhánh hoặc địa điểm trụ sở của chi nhánh trung tâm trọng tài. Có hành vi thay đổi tên gọi, lĩnh vực hoạt động của chi nhánh trọng tài nước ngoài đặt trên lãnh thổ của Việt Nam, trưởng chi nhánh hoặc địa điểm đặt trụ sở của chi nhánh, văn phòng đại diện của các tổ chức trọng tài nước ngoài;
– Thực hiện không đúng, thực hiện không đầy đủ chế độ báo cáo, có hành vi báo cáo không chính xác về tổ chức và hoạt động của các trung tâm trọng tài.
Như vậy có thể nói, trung tâm trọng tài có hành vi báo cáo không chính xác về tổ chức và hoạt động có thể sẽ bị phạt tiền với mức từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, theo như phân tích nêu trên.
2. Thẩm quyền xử phạt trung tâm trọng tài báo cáo sai về tổ chức, hoạt động:
Căn cứ theo quy định tại Điều 83 của
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt như sau: phạt cảnh cáo, phạt tiền lên đến 300.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp, hôn nhân và gia đình, tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 3.000.000 đồng;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt như sau: phạt cảnh cáo, phạt tiền lên đến 15.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp, hôn nhân và gia đình, tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 15.000.000 đồng, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt như sau: phạt cảnh cáo, phạt tiền lên đến 30.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp và hôn nhân gia đình, phạt tiền lên đến 40.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phá sản doanh nghiệp hợp tác xã, phạt tiền lên đến 50.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, áp Dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết, tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện vi phạm hành chính.
Theo như phân tích nêu trên, trung tâm trọng tài có hành vi báo cáo sai về tổ chức và hoạt động có thể bị phạt tiền lên đến cao nhất là 3.000.000 đồng. Vậy thẩm quyền xử phạt đối với hành vi trung tâm trọng tài báo cáo sai về tổ chức và hoạt động thuộc về chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
3. Trung tâm trọng tài phải báo cáo về tổ chức và hoạt động cho cơ quan nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 của Luật trọng tài năm 2010 có quy định về quyền và nghĩa vụ của trung tâm trọng tài. Cụ thể như sau:
– Xây dựng điều lệ và xây dựng quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài sao cho phù hợp với quy định của pháp luật về trọng tài thương mại;
– Xây dựng tiêu chuẩn của các trọng tài viên làm việc trong trung tâm trọng tài, quy trình tuyển chọn và lập danh sách trọng tài viên, xóa tên của trọng tài viên trong danh sách khi trọng tài viên có hành vi vi phạm pháp luật;
– Gửi danh sách trọng tài viên và những thay đổi liên quan đến danh sách của trung tâm trọng tài cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ tư pháp để công bố;
– Đình chỉ hoạt động của trọng tài viên để thành lập hội đồng trọng tài trong những trường hợp cần thiết;
– Cung cấp dịch vụ trọng tài, hòa giải và các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại khác theo quy định của pháp luật;
– Cung cấp dịch vụ hành chính, văn phòng và các dịch vụ khác để giải quyết tranh chấp;
– Thu phí trọng tài phù hợp với quy định của pháp luật và các khoản hợp pháp khác có liên quan đến hoạt động trọng tài, trả thù lao và các chi phí khác cho trọng tài viên;
– Tổ chức hoạt động bồi dưỡng và nâng cao trình độ, nâng cao kỹ năng giải quyết tranh chấp cho các trọng tài viên;
– Báo cáo định kỳ hàng năm về hoạt động của các trung tâm trọng tài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Sở tư pháp nơi trung tâm trọng tài đăng ký hoạt động;
– Lưu trữ hồ sơ, cung cấp bản sao quyết định trọng tài theo yêu cầu của các bên tranh chấp hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy có thể nói, báo cáo về hoạt động tổ chức của trung tâm trọng tài là một trong những nghĩa vụ cần phải thực hiện của trung tâm trọng tài. Hằng năm, trung tâm trọng tài có nghĩa vụ báo cáo định kỳ về hoạt động của trung tâm trọng tài với cơ quan có thẩm quyền đó là Sở tư pháp nơi trung tâm trọng tài đăng ký hoạt động trên thực tế.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Trọng tài thương mại năm 2010;
– Nghị định 82/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.