Xu thế hội nhập ngày càng mở rộng, người nước ngoài sang Việt Nam du lịch và sinh sống, học tập ngày càng nhiều, trong trường hợp có người nước ngoài qua đời tại địa phương, cơ quan nhà nước phải thông báo gấp cho Bộ Ngoại giao về vấn đề này. Vậy cần phải xử lý như thế nào khi người nước ngoài bị mất tại Việt Nam để phù hợp với quy định của pháp luật?
Mục lục bài viết
1. Xử lý thế nào khi người nước ngoài mất tại Việt Nam?
Trước hết, người nước ngoài là cá nhân mang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài và cá nhân không quốc tịch thực hiện thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh hoặc cư trú trên lãnh thổ của Việt Nam.
Như vậy, với nước ngoài là người không mang quốc tịch của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm: Người mang quốc tịch nước ngoài và người không có quốc tịch.
Đồng thời, khi một cá nhân qua đời sẽ phải thực hiện thủ tục khai tử. Khai tử là thủ tục khai báo tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sự kiện một người đã chết. Xét trên góc độ pháp lý, khai tử là việc người thân trong gia đình thực hiện thủ tục nhằm xác nhận một người trong gia đình đã qua đời và chấm dứt các quan hệ pháp luật liên quan đến cá nhân đó.
Đồng thời, việc đăng ký làm giấy khai tử cũng là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo dõi biến động dân số của quốc gia, cần phải thực hiện thủ tục đăng ký giấy khai tử để xác nhận một người đã qua đời theo đúng quy định của pháp luật. Giấy khai tử là căn cứ được sử dụng để: Xác định thời điểm thừa kế trong quan hệ chia thừa kế, xác định hàng thừa kế, giấy khai tử là giấy xác nhận tình trạng hôn nhân trong trường hợp vợ/chồng muốn đăng ký kết hôn với người khác. Nội dung khai tử bao gồm những vấn đề cơ bản sau:
-
Họ và tên, ngày tháng năm sinh của người chết;
-
Mã số định danh cá nhân của người chết, nếu có;
-
Nơi chết, nguyên nhân;
-
Ngày, giờ, tháng, năm theo năm dương lịch;
-
Quốc tịch nếu người chết là người nước ngoài.
Trong một số trường hợp, người nước ngoài mất tại lãnh thổ Việt Nam, cũng như công dân Việt Nam, khi đó phải thực hiện thủ tục khai tử cho người nước ngoài. Căn cứ theo quy định tại Điều 51 của Luật Hộ tịch năm 2014 có quy định về thẩm quyền đăng ký khai tử. Theo đó:
-
Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện nơi cư trú cuối cùng của người chết sẽ thực hiện thủ tục đăng ký khai tử cho người nước ngoài hoặc cho công dân mang quốc tịch Việt Nam định cư trên lãnh thổ của nước ngoài chết tại Việt Nam;
-
Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện nơi người đó chết hoặc Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện nơi phát hiện thi thể của người chết sẽ thực hiện thủ tục đăng ký khai tử.
Như vậy, theo điều luật nêu trên thì cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai tử trong trường hợp người nước ngoài mất tại Việt Nam là Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện nơi người nước ngoài qua đời hoặc nơi phát hiện thi thể của người nước ngoài đó.
Quy trình và thủ tục đăng ký khai tử cho người nước ngoài trong trường hợp người nước ngoài mất tại Việt Nam được thực hiện như sau (căn cứ theo quy định tại Điều 52
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ. Người đi đăng ký khai tử cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ cho cơ quan đăng ký hộ tịch, thành phần hồ sơ khai tử bao gồm các loại giấy tờ, tài liệu như sau:
-
Tờ khai đăng ký khai tử theo mẫu do pháp luật quy định;
-
Giấy báo tử hoặc các loại giấy tờ khác có giá trị thay thế cho giấy báo tử được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cụ thể bao gồm:
+ Đối với người mất tại cơ sở y tế thì do Thủ trưởng Cơ sở y tế cung cấp;
+ Đối với người mất do bị kết án tử hình thì Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình cần phải có nghĩa vụ cung cấp;
+ Đối với trường hợp cá nhân bị cơ quan có thẩm quyền đó là Tòa án tuyên bố là đã chết thì Tòa án cùng cấp quyết định;
+ Đối với người chết trên phương tiện giao thông thì do Cơ quan công an cùng cấp;
+ Đối với người mất do bị tai nạn, bị giết hại, mất đột ngột hoặc mất có nghi vấn thì Cơ quan giám định pháp y sẽ cung cấp;
+ Đối với người mất không thuộc một trong những trường hợp nêu trên thì Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi người đó chết cung cấp.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền. Thẩm quyền thực hiện thủ tục đăng ký khai tử cho người nước ngoài sẽ thực hiện theo quy định tại Điều 51 Luật hộ tịch năm 2014 như phân tích nêu trên. Có thể nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính.
Bước 3: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Công chức làm công tác hộ tịch cần phải nhận giấy tờ phải kiểm tra giấy tờ theo quy định của pháp luật. Sau đó ghi vào Sổ hộ tịch về việc khai tử. Công chức làm công tác hộ tịch sẽ cùng người đi đăng ký khai tử ký vào Sổ hộ tịch.
Bước 4: Phòng tư pháp báo cáo lên Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện cấp trích lục hộ tịch cho người đi đăng ký khai tử. Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện thông báo kèm theo trích lục hộ tịch cho Bộ Ngoại giao, để Bộ Ngoại giao thông báo và gửi công văn cho cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân.
2. Người nước ngoài mất tại Việt Nam có phải thông báo đến quốc gia của họ không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 52 của Luật Hộ tịch năm 2014 có quy định về thủ tục đăng ký khai tử. Theo đó:
-
Người đi đăng ký khai tử cần phải nộp tờ khai theo mẫu do pháp luật quy định, giấy báo tử hoặc các loại giấy tờ khác có giá trị thay thế cho giấy báo tử cho cơ quan có thẩm quyền đăng ký hộ tịch;
-
Ngay sau khi tiếp nhận đầy đủ giấy tờ, nếu nhận thấy việc khai tử là đúng sự thật thì công chức tư pháp hộ tịch cần phải ghi vào sổ hộ tịch và ký vào Sổ hộ tịch cùng với người đi đăng ký khai tử. Phòng Tư pháp tiếp tục báo cáo lên chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện cấp trích lục hộ tịch cho cá nhân đi đăng ký khai tử, trong trường hợp cần phải xác minh thì thời gian giải quyết không được vượt quá 03 ngày làm việc;
-
Sau khi đi đăng ký khai tử, Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền cần phải gửi thông báo bằng văn bản kèm theo trích lục hộ tịch cho bộ ngoại giao, để Bộ Ngoại giao tiếp tục gửi thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước mà người mất là công dân. Trong trường hợp người chết là công dân mang quốc tịch Việt Nam định cư trên lãnh thổ nước ngoài thì công trước làm tư pháp hộ tịch cần phải khóa thông tin của người chết trên Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
Như vậy, theo điều luật nêu trên thì trong trường hợp người nước ngoài qua đời tại Việt Nam, Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện bắt buộc phải thông báo bằng văn bản kèm theo trích lục hộ tịch cho Bộ Ngoại giao, để Bộ Ngoại giao gửi công văn thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước mà người chết là công dân sau khi tiến hành thủ tục đăng ký khai tử cho cá nhân đó.
3. Không làm thủ tục đăng ký khai tử để trục lợi thì bị phạt thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 41 của Nghị định 82/2020/NĐ-CP, có quy định về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về thủ tục đăng ký khai tử. Theo đó, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
-
Cố tình thực hiện thủ tục đăng ký khai tử cho người đang còn sống;
-
Không thực hiện thủ tục đăng ký khai tử cho cá nhân đã chết nhằm mục đích trục lợi cá nhân;
-
Cung cấp các loại giấy tờ, thông tin, tài liệu, nội dung sai sự thật khi thực hiện thủ tục đăng ký khai tử với mục đích trục lợi cá nhân.
Như vậy, cá nhân có hành vi không thực hiện thủ tục đăng ký khai tử cho người đã chết để trục lợi thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, đồng thời phải nộp lại số lợi bất hợp pháp thu được do hành vi vi phạm pháp luật. Trong trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền được xác định bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân trong cùng một hành vi vi phạm (căn cứ theo quy định tại Điều 4 của
THAM KHẢO THÊM: