Những điều pháp luật cấm khi kết hôn. Xử lý tảo hôn như thế nào? Trường hợp tảo hôn được công nhận vợ chồng. Hậu quả của tảo hôn. Nguyên nhân và biện pháp ngăn chặn, khắc phục tình trạng tảo hôn.
Hành vi tảo hôn vẫn đang diễn ra nhiều tại một số nơi, đặc biệt ở khu vực đồng bào các dân tộc thiểu số, trình độ dân trí chưa cao và nơi đây vẫn còn tồn tại những hủ tục lạc hậu cần được xóa bỏ. Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Căn cứ pháp lý:
– Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
– Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
Mục lục bài viết
1. Những điều pháp luật cấm khi kết hôn:
+ Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
Như vậy, tảo hôn chính là hành vi bị pháp luật cấm, vi phạm nghiêm trọng quan hệ hôn nhân và gia đình.
Ví dụ: Cậu bé Sòng A Tráng nay mới 15 tuổi và cô bé Mùa Thị Dinh năm nay vừa tròn 13 tuổi. Cả 2 bạn đều là dân tộc H’ Mông tại vùng núi Lào Cai – Tây Bắc. Khi 2 bé đang ở độ tuổi lẽ ra phải được cắp sách đến trường thì chính cha mẹ của các em lại bắt ép các em phải lập gia đình, bỏ dở học hành và phải lo cho cuộc sống mưu sinh, gánh nặng cơm áo gạo tiền đè nặng trực tiếp lên vai của các em.
=> Đây là một hành vi vi phạm pháp luật hôn nhân, kết hôn không mang tính tự nguyện của đôi bên nam – nữ; chưa đủ tuổi kết hôn, tuổi đời còn quá trẻ để có thể tự mình lo cho cuộc sống hàng ngày của chính bản thân mình, v.v ….
2. Xử lý tảo hôn như thế nào?
Hành vi tảo hôn có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự theo quy định của pháp luật:
2.1. Về xử phạt hành chính:
Điều 47 Nghị định 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt đối với hành vi tổ chức tảo hôn, tảo hôn như sau:
– Người nào có hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
– Người nào có hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Tòa án buộc chấm dứt quan hệ đó thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
2.2. Về xử lý hình sự:
Tổ chức tảo hôn là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình, do bất kỳ người có năng lực trách nhiệm hình sự, bao gồm cha mẹ, ông bà, anh chị em hoặc người thân thích khác của những người tảo hôn tổ chức cho người chưa đến tuổi thành niên xác lập quan hệ vợ chồng. Việc xác lập quan hệ vợ chồng này là trái pháp luật (chưa đủ tuổi kết hôn) nhưng có thể được Ủy ban nhân dân nơi cư trú của người phụ nữ hoặc của người nam giới cho đăng ký kết hôn (do bị lừa dối hoặc nhầm lẫn). Tuy nhiên, việc xác lập quan hệ hôn nhân thường được thực hiện không có đăng ký nhưng có tổ chức lễ cưới.
Người chưa đến tuổi kết hôn là người chưa đủ 18 tuổi (đối với nữ), chưa đủ 20 tuổi (đối với nam) theo quy định của
Hành vi tổ chức tảo hôn có thể biểu hiện thông qua một trong các hành vi sau:
– Chỉ đạo, phân công, điều hành các hoạt động để người chưa đến tuổi kết hôn được kết hôn;
– Tìm người (mai mối, giới thiệu) chưa đến tuổi kết hôn cho người khác tổ chức kết hôn;
– Chuẩn bị các điều kiện vật chất hoặc tinh thần cho người chưa đến tuổi kết hôn để họ kết hôn với người khác.
Tại Điều 183
Đối với trường hợp tảo hôn với người dưới 16 tuổi, tùy theo tính chất, mức độ người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi theo quy định tại Điều 145 hoặc bị truy cứu về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo quy định tại Điều 142 Bộ luật Hình sự nếu nạn nhân là người dưới 18 tuổi.
3. Trường hợp tảo hôn được công nhận vợ chồng:
Theo khoản 2 Điều 11 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, các trường hợp kết hợp trái với quy định pháp luật, trong đó có tảo hôn vẫn được công nhận là vợ chồng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014;
– Hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân.
Khi đó, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật bao gồm:
– Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
– Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
– Không bị mất năng lực hành vi dân sự.
4. Hậu quả của tảo hôn:
Hậu quả pháp lý của tảo hôn:
Tảo hôn thuộc một trong các trường hợp bị cấm có quy định rõ ràng tại khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Chính vì vậy, chủ thể nào cố ý thực hiện hành vi tảo hôn, cưỡng ép việc kết hôn sớm là hoàn toàn trái với quy định của pháp luật và đều cần phải xử lý nghiêm khắc, đúng theo luật định.
Tảo hôn sẽ có những hậu quả pháp lý có thể xảy ra như:
+ Bị hủy kết hôn vì trái với quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình
+ Bị xử phạt hành chính do vi phạm quy định trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, mức phạt cụ thể quy định tại điều 58 trong Nghị định 82/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành.
Hậu quả xã hội của tảo hôn:
+ Con cái sinh ra dễ mắc nhiều căn bệnh hiểm nghèo do bố mẹ chưa đủ tuổi để sinh con
+ Do chưa có hiểu biết về quan hệ hôn nhân dẫn đến việc các cặp đôi không có những biện pháp phòng tránh dẫn đến tình trạng sinh nhiều con dẫn đến việc giáo dục và phát triển của trẻ em, ngoài ra ảnh hưởng đến tâm sinh lý của người phụ nữ khi mang thai.
+ Áp lực kinh tế lớn do vợ chồng chưa đủ tuổi lao động, nhiều người chưa có công ăn việc làm, phụ thuộc vào bố mẹ và gia đình.
+ Ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội, làm chậm sự phát triển kinh tế của đất nước.
5. Nguyên nhân và biện pháp ngăn chặn, khắc phục tình trạng tảo hôn:
5.1. Nguyên nhân của tình trạng tảo hôn:
Một số những nguyên nhân dẫn đến tảo hôn, cụ thể như sau:
+ Do những hủ tục lạc hậu của một vài dân tộc ít người đã tồn tại từ rất lâu đời, cần thời gian dài để xóa bỏ hoàn toàn phong tục không tốt đẹp này.
+ Ngoài ra, một phần nguyên nhân khách quan dẫn đến việc tảo hôn vẫn diễn ra là do một số quy định của pháp luật hiện hành về xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp liên quan đến việc kết hôn khi chưa đủ tuổi theo quy định ở mức rất thấp, không đủ sức răn đe, ngăn chặn kịp thời.
+ Do trình độ dân trí và hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân tại một số vùng núi, vùng sâu vùng xa còn hạn chế, chưa kịp tiếp thu những thay đổi tiến bộ, phù hợp hơn.
+ Công tác tuyên truyền vận động, phổ biến giáo dục kiến thức pháp luật liên quan đến vấn đề này còn chưa rộng rãi, thường xuyên và chưa sâu sắc.
+ Bên cạnh đó, chính quyền địa phương tại một số nơi có trường hợp tảo hôn thì cũng chưa can thiệp mạnh mẽ, thiếu đi sự kiên quyết, bền bỉ chống lại hành vi sai trái này.
5.2. Biện pháp ngăn chặn, khắc phục tình trạng tảo hôn:
– Giáo dục giới tính đặc biệt là đối tượng những người nhỏ tuổi, phổ cập kiến thức sâu rộng trên nhiều phương tiện truyền thông đại chúng.
– Vận động, tuyên truyền những khu vực, dân tộc, cộng đồng dân cư hiện vẫn đang còn giữ hủ tục tảo hôn để họ có được nhận thức đúng đắn, bỏ đi những hủ tục xấu, xây dựng nếp sống văn hoá lành mạnh
– Bổ sung, tăng nặng các hình phạt một cách nghiêm khắc với hành vi tổ chức tảo hôn và tảo hôn.
– Xử lý, và ngăn chặn kịp thời và triệt để các hành vi tảo hôn.