Anh A vay tôi 20 triệu và cầm cố bằng chiếc xe máy SH, hết thời hạn cầm cố anh A không trả nợ cho tôi, chiếc xe SH có đương nhiên thuộc về tôi không?
Tóm tắt câu hỏi:
Gia đình tôi mới mở cửa hàng cầm đồ. Ngày 21 tháng 01 năm 2014 anh A có đem xe máy SH có đầy đủ giấy tờ chứng minh đến cầm cố để vay tôi 20.000.000 đồng. Thời hạn cầm cố là 2 tháng. Đã hết thời hạn cầm cố mà anh A không thực hiện nghĩa vụ trả nợ 20.000.000 đồng cho tôi, khi làm hợp đồng cầm cố chúng tôi không có thỏa thuận gì về cách thức xử lý tài sản cầm cố. Luật sư cho tôi hỏi khi đã hết thời hạn cầm cố chiếc xe máy của anh A có đương nhiên thuộc về tôi không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Các tài sản được cầm cố là tài sản thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố. Tài sản này có thể là động sản, bất động sản hoặc các loại giấy tờ có giá.
Khi thực hiện giao dịch cầm cố tài sản, bên nhận cầm cố có các quyền sau đây:
- Yêu cầu người đang chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó.
- Xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
- Được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thỏa thuận.
- Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố.
Trường hợp này, anh A cầm cố xe SH cho Anh/Chị để vay 20.000.000 đồng trong vòng 02 tháng. Hết thời gian trên, anh A không thực hiện nghĩa vụ trả nợ như thoả thuận, Anh/Chị có quyền xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 303 và Điều 305
“Điều 305. Nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm
- Bên nhận bảo đảm được quyền nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm nếu có thỏa thuận khi xác lập giao dịch bảo đảm.
- Trường hợp không có thỏa thuận theo quy định tại khoản 1 Điều này thì bên nhận bảo đảm chỉ được nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ khi bên bảo đảm đồng ý bằng văn bản.
- Trường hợp giá trị của tài sản bảo đảm lớn hơn giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm thì bên nhận bảo đảm phải thanh toán số tiền chênh lệch đó cho bên bảo đảm; trường hợp giá trị tài sản bảo đảm nhỏ hơn giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán trở thành nghĩa vụ không có bảo đảm.
- Bên bảo đảm có nghĩa vụ thực hiện các thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên nhận bảo đảm theo quy định của pháp luật.”
“Điều 303. Phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp
1. Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây:
a) Bán đấu giá tài sản;
b) Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
c) Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
d) Phương thức khác.
2. Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.”
Khi thực hiện giao dịch cầm cố, các bên có quyền thoả thuận về biện pháp xử lý tài sản cầm cố. Đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ theo thoả thuận mà bên cầm cố không thực hiện được, tài sản cầm cố chỉ thuộc về bên nhận cầm cố trong trường hợp các bên có thoả thuận hoặc nếu không có thoả thuận thì phải được bên cầm cố đồng ý bằng văn bản.
>>> Luật sư
Nếu các bên không thể thoả thuận thống nhất về việc xử lý tài sản cầm cố, tài sản này sẽ được đem ra đấu giá theo quy định của luật đấu giá. Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì số tiền chênh lệch phải được trả cho bên cầm cố.