Ngày nay dịch vụ kinh doanh karaoke đã phát triển rộng rãi nhằm phục vụ nhu cầu thư giãn và giải trí của mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, hiện nay nhiều đối tượng đã lợi dụng thực hiện kinh doanh karaoke dưới hình thức "hát cho nhau nghe". Vậy hiện nay pháp luật quy định về việc xử lý quán hát cho nhau nghe (Karaoke trá hình) như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Thế nào là quán hát cho nhau nghe?
- 2 2. Thực trạng quán hát cho nhau nghe (karaoke trá hình):
- 3 3. Xử lý quán hát cho nhau nghe (Karaoke trá hình) như thế nào?
- 3.1 3.1. Xử phạt vi hành chính đối với việc kinh doanh không có Giấy phép kinh doanh:
- 3.2 3.2. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi kinh doanh quán hát cho nhau nghe gây ảnh hưởng tiếng ồn:
- 3.3 3.3. Xử phạt vi phạm hành chính trong việc quán hát cho nhau nghe có sử dụng nhân viên ăn mặc hở hang, mang tính chất khiếu dâm phục vụ khách:
1. Thế nào là quán hát cho nhau nghe?
Mô hình kinh doanh quán hát cho nhau nghe đã được triển khai phổ biến trên thực tế. Đây là hình thức kinh doanh quán cà phê nhưng có kết hợp thêm hoạt động ca hát. Người đến uống cà phê có thể đăng ký hát để cho những người đến uống cà phê cùng thưởng thức giọng hát. Thực tế việc hát tại quán cà phê cũng là hát karaoke, khách hàng được lựa chọn bài hát, hát theo lời và nhạc được chạy sẵn. Theo đó, người ta gọi đây là quán hát cho nhau nghe.
Quán hát cho nhau nghe được tổ chức và mang những đặc điểm độc đáo như:
– Quán hát cho nhau nghe được thiết kế với màn hình lớn, ban nhạc, khu sân khấu để phục vụ nhu cầu hát của khách và nhu cầu nghe nhạc của những khách hàng khác;
– Lứa tuổi chủ yếu: Quán chủ yếu phục vụ tất cả các khách hàng từ độ tuổi 20 trở đi;
– Không gian quán: Quán được sắp xếp lấy sân khấu hoặc màn hình lớn làm trung tâm, các khu vực bàn ghế được sắp xếp hướng tới khu màn hình và sân khấu. Không gian được trang trí cá tính, lãng mạn tùy theo nhu cầu và phong cách của quán.
– Đồ uống có nhiều loại và dạng đi theo kiểu quán bar hoặc quán cà phê. Tức có cả đồ uống mạnh, nhẹ kèm theo đồ ăn nhẹ phục vụ cho nhiều khách hàng khác nhau.
2. Thực trạng quán hát cho nhau nghe (karaoke trá hình):
Quán hát cho nhau nghe thường được tổ chức kinh doanh dưới hình thức cà phê nên hệ thống cách âm không được chú trọng. Theo đó, khi khách hàng lên hát trên sân khấu thì âm thanh khá lớn, sẽ ảnh hướng đến những gia đình xung quanh và những người đi đường. Bên cạnh đó, quán hát cho nhau nghe được biết đến là kinh doanh giải trí, phục vụ ca hát như karaoke nhưng chủ cơ sở kinh doanh lại thực hiện lách luật dưới hình thức kinh doanh giải khát. Theo đó, khi hoạt động trên thực tế đã gây ảnh hưởng rất nhiều đến những người xung quanh.
Những người dân, hộ gia đình xung quanh bị làm phiền bởi tiếng ồn. Ngủ không yên giấc, trẻ nhỏ học không nổi. Các quán hát cho nhau nghe thường hoạt động đến tận 11 giờ hoặc 12 giờ đêm, mở loa hết công suất, tạo nên âm thanh hỗn loạn. Bên cạnh đó, các quán này được tổ chức ở ngoài trời, thậm chí một số quán tuy có tổ chức kín nhưng hệ thống cách âm không bảo đảm nên vẫn lọt âm thanh ra ngoài. Điều này làm ảnh hưởng đến những cụ già cần được nghỉ ngơi sớm, ảnh hưởng đến sức khoẻ của các cụ già và khiến trẻ nhỏ không chú tâm học hành vì phân tán theo tiếng nhạc. Đây là loại hình kinh doanh hát cho nhau nghe kèm theo bán đồ uống nên dễ gây mất trật tự nhưng vẫn chưa xử lý triệt để.
3. Xử lý quán hát cho nhau nghe (Karaoke trá hình) như thế nào?
Kinh doanh quán hát cho nhau nghe dưới dạng karaoke trá hình gây ảnh hưởng đến đời sống người dân thì chủ cơ sở kinh doanh sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật hiện hành. Cụ thể các mức xử phạt được quy định như sau:
3.1. Xử phạt vi hành chính đối với việc kinh doanh không có Giấy phép kinh doanh:
Nhiều chủ cơ sở kinh doanh quán hát cho nhau nghe chỉ đăng ký kinh doanh dịch vụ giải khát nhưng đến khi đi vào hoạt động lại thực hiện thêm cả hoạt động hát hò karaoke, hay còn gọi là hát cho nhau nghe. Theo đó, nhiều chủ cơ sở đã lách luật để hoạt động cho đến khi cơ quan chức năng đi kiểm tra lại thấy không đăng ký kinh doanh bổ sung hoạt động karaoke. Với trường hợp này, chủ cơ sở kinh doanh sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định về vi phạm quy định về giấy phép trong tổ chức hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng được quy định tại điểm a khoản 3 Điều 17
Theo quy định này thì chủ cơ sở kinh doanh có hành vi kinh doanh hoạt động karaoke không có giấy phép hoặc chủ cơ sở không thực hiện việc đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì bị xử phạt vi phạm hành chính với mức tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
Trường hợp này thì chủ cơ sở kinh doanh chỉ bị phạt tiền vi phạm hành chính mà không bị áp dụng bất kỳ hình phạt bổ sung nào.
3.2. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi kinh doanh quán hát cho nhau nghe gây ảnh hưởng tiếng ồn:
Như đã phân tích ở mục 2 thì việc kinh doanh quán hát cho nhau nghe thường làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của những người dân xung quanh bởi tiếng ồn, vi phạm đến sự yên tĩnh chung của công cộng bởi không chỉ làm ồn mà còn hoạt động sâu đến tận 11 giờ, 12 giờ đêm làm ảnh hưởng lớn đến dân cư xung quanh quán. Theo quy chuẩn quốc gia về tiếng ồn được ban hành kèm theo
– Thứ nhất, đối với khu vực đặc biệt như trong cơ sở y tế, nhà thờ, trường học,…thì từ 6 giờ sáng đến 21 giờ đêm thì giới hạn tiếng ồn tối đa là 55 dBA và từ 21 giờ đêm hôm trước đến 06 giờ sáng hôm sau thì giới hạn tiếng ồn tối đa là 45 dBA;
– Thứ hai, đối với khu vực thông thường như khu dân cư, nhà ở riêng lẻ nằm cách biệt hoặc liền kề, cơ quan hành chính…thì từ 6 giờ sáng đến 21 giờ đêm thì giới hạn tiếng ồn tối đa là 70 dBA và từ 21 giờ đêm hôm trước đến 06 giờ sáng hôm sau thì giới hạn tiếng ồn tối đa là 66 dBA;
Theo đó, với hành vi này của quán hát cho nhau nghe thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.
Theo quy định này thì chủ cơ sở kinh doanh có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền xử phạt vi phạm hành chính với mức tiền từ 500 nghìn đồng đến 01 triệu đồng đối với việc hoạt động kinh doanh quán hát cho nhau nghe nếu gây ra tiếng động lớn, làm ồn khu dân cư hoặc làm huyên náo khu dân cư và cộng đồng dân cư trong khoản thời gian từ 22 giờ đêm ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định này.
Bên cạnh đó, tại điểm c khoản 1 Điều này thì chủ cơ sở kinh doanh quán hát cho nhau nghe thực hiện hoạt động ăn uống, giải khát như hoạt động kinh doanh mà quán đã đăng ký nhưng hoạt động quá giờ quy định của uỷ ban nhân dân cấp tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương nơi quán hát đó hoạt động thì chủ cơ sở kinh doanh sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 01 triệu đồng.
3.3. Xử phạt vi phạm hành chính trong việc quán hát cho nhau nghe có sử dụng nhân viên ăn mặc hở hang, mang tính chất khiếu dâm phục vụ khách:
Nhiều quán hát cho nhau nghe hoạt động dưới hình thức karaoke trá hình vẫn sử dụng các nhân viên ăn mặc hở hang hoặc thoát y để phục vụ cho khách mang tính chất khiêu dâm. Do đó, chủ cơ sở kinh doanh khi có hành vi lợi dụng việc kinh doanh của mình để xảy ra hoạt động khiêu dâm, kích dục ở quán hát thì chủ cơ sở kinh doanh sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP.
Bên cạnh đó, chủ cơ sở kinh doanh quán hát cho nhau nghe nếu có hoạt động kích dục, khiêu dâm thì sẽ bị áp dụng hình phạt bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 27 Nghị định này. Theo đó, hình phạt bổ sung ở đây được quy định như sau:
– Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của quán trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng;
– Trong trường hợp chủ cơ sở kinh doanh là người nước ngoài thì sẽ bị trục xuất ra khỏi Việt Nam để ngăn chặn hành vi vi phạm của người nước ngoài đó đến trật tự xã hội Việt Nam.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 16 tháng 12 năm 2010 Quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
– Nghị định số 158/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 12 tháng 11 năm 2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo;
– Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2021 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.