Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Tư vấn pháp luật

Xử lý người có hành vi cố ý gây thương tích cho người khác

  • 26/04/202126/04/2021
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    26/04/2021
    Tư vấn pháp luật
    0

    Xử lý người cố ý gây thương tích cho người khác. Truy cứu trách nhiệm hình sự tội cố ý gây thương tích.

      Tóm tắt câu hỏi:

      Có 1 người vì lừa tôi lấy 1 triệu đồng trong lúc tôi đang nghèo khó, khi tôi hỏi số tiền tôi đưa trả lại tôi, người đó tỏ thái độ, thách thức và còn chạy ra vườn lấy khúc gỗ mang đến chỗ tôi ngồi định đánh tôi, tôi bực quá vơ con dao gần đó bổ lên vai Anh ta, vết không sâu, khâu 10 mũi. Xin hỏi tôi bị chịu hình phạt như thế nào?

      Luật sư tư vấn:

      Căn cứ Điều 104 Bộ hình sự 1999 quy định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác như sau:

      “1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

      a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

      b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

      c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

      d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

      đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

      Xem thêm: Gây lộn, đánh nhau gây thương tích bao nhiêu % thì bị đi tù?

      e) Có tổ chức;

      g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

      h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

      i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

      k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì  lý do công vụ của nạn nhân.

      2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

      xu-ly-nguoi-co-y-gay-thuong-tich-cho-nguoi-khac

       Luật sư tư vấn bồi thường hành vi cố ý gây thương tích cho người khác: 1900.6568

      Xem thêm: Phân biệt tội giết người và tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người

      3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật  từ  61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

       4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.”

      Theo như bạn trình bày, bạn sử dụng dao gây thương tích cho người này, đây là hung khí nguy hiểm, nếu tỷ lệ thương tật dưới 11% thì bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội cố ý gây thương tích theo quy định trên.

      Nếu bạn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 104 “Bộ luật hình sự 2015”, thì bạn nên thỏa thuận với người bị hại để người bị hại làm đơn bãi nại cho bạn bởi theo quy định Bộ luật tố tụng hình sự 2003, chỉ khởi tố vụ án hình sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 104 “Bộ luật hình sự 2015” khi có yêu cầu của người bị hại.

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Vừa chấp hành xong bản án lại tiếp tục cố ý gây thương tích
      • 2 2. Trách nhiệm khi cố ý gây thương tích cho người khác
      • 3 3. Phạm tội có tổ chức, trách nhiệm đối với hành vi cố ý gây thương tích
      • 4 4. Luật sư tư vấn tội cố ý gây thương tích
      • 5 5. Hành vi cố ý gây thương tích làm tổn hại sức khỏe 10%

      1. Vừa chấp hành xong bản án lại tiếp tục cố ý gây thương tích

      Tóm tắt câu hỏi:

      Chào luật sư, tôi có một vấn đề rất mong nhận được sự giúp đỡ!

      Vợ chồng tôi có hiềm khích với vợ chồng nhà hàng xóm từ lâu. Một hôm họ sang gây sự với chúng tôi về chuyện đất cát. Do quá căng thẳng vợ chồng tôi đã dùng ghế đánh họ khiến người chồng bị chấn thương sọ não và người vợ bị gãy 3 xương sườn. Vậy, cho tôi hỏi chúng tôi có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Cách đây 10 năm chồng tôi đã chấp hành xong bản án 2 năm tù vì đã có hành vi lái xe đâm chết người. Vậy chồng tôi có bị coi là tái phạm, tái phạm nguy hiểm không? Nếu họ không kiện chúng tôi thì chúng tôi có bị sao không?

      Tôi xin chân thành cảm ơn!

      Xem thêm: Xử lý hành vi xâm hại sức khỏe, gây thương tích cho người khác

      Luật sư tư vấn:

      Trước tiên, tôi xin xác định hành vi của bạn và của chồng gây thương tích cho hàng xóm (chồng bị chấn thương sọ não và vợ bị gãy 3 xương sườn) sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 104 Bộ luật hình sự và nếu họ không yêu cầu khởi kiện thì bạn và chồng vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự, bởi với thương tích như trên có thể sẽ phải chịu trách nhiệm theo khoản 2 Điều 104 Bộ luật hình sự. Mà chỉ khoản 1 Điều 104 mới dựa vào yêu cầu khởi kiện của người bị hại theo Điều 105 BLTTHS 2003.

      Tiếp theo, bạn cung cấp thông tin rằng cách đây 10 năm chồng bạn đã chấp hành xong bản án 2 năm tù vì đã có hành vi lái xe đâm chết người và bạn không nói rõ chồng bạn đã phạm tội gì nên tôi giả sử chồng bạn phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo Điều 202 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009. Với mức 2 năm tù có thể là phạm tội theo khoản 1 Điều 202 và đây là tội phạm ít nghiêm trọng:

      “1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.”

      Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 64 Bộ luật hình sự về đương nhiên được xoá án tích:

      “2. Người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật này, nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án người đó không phạm tội mới trong thời hạn sau đây:

      a) Một năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo;

      b) Ba năm trong trong trường hợp hình phạt là tù đến ba năm;

      Xem thêm: Cách xác định tỷ lệ thương tích sau khi bị đánh là bao nhiêu?

      c) Năm năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên ba năm đến mười lăm năm;

      d) Bảy năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên mười lăm năm.”

      Vì chồng bạn đã thi hành án xong cách đây hơn ba năm nên chồng bạn đã được xóa án tích đương nhiên. Vì vậy, khi phạm tội Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác theo quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự, chồng bạn sẽ không bị coi là tái phạm, tái phạm nguy hiểm. Điều 49 Bộ luật hình sự quy định:

      “1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.

      2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:

      a) Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;

      b) Đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý.”

      Mặc dù, tội phạm thực hiện là tội phạm thực hiện do lỗi cố ý nhưng do chồng bạn đã được xóa án tích vì vậy chồng bạn sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 104 Bộ luật hình sự:

      Xem thêm: Tội cố ý gây thương tích theo Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015

      “1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

      a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

      b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

      …

      2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

      3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm…”

      Do thông tin bạn cung cấp chưa đủ để tôi xác định được bạn và chồng là tội phạm gì nên để xác định được cần có sự giám định pháp y để căn cứ định tội.

      2. Trách nhiệm khi cố ý gây thương tích cho người khác

      Tóm tắt câu hỏi:

      Xem thêm: Xử phạt đánh người gây thương tích nhẹ? Phải chịu trách nhiệm hình sự không?

      Chào luật sư, bố em hôm trước có xây xát với một người say rượu gần nhà, và người đó có đánh, đẩy bố em ngã, khiến bố em bị gãy xương đùi, giờ người đó không chịu hòa giải, không đền bù thiệt hại, và còn đe dọa giết cả gia đình em. Em đã báo lên công an, nhưng mà công an bảo kiện xong cũng không được đồng nào, vì hoàn cảnh gia đình em đang khó khăn, để phẫu thuật ghép khớp cho bố em cũng mất 50-70tr, nhà em thực sự không lo được. Giờ gia đình em đang rất bế tắc và lo sợ, kính mong luật sư tư vấn giúp em phải làm gì trong trường hợp này với ạ, em xin chân thành cảm ơn.

      Luật sư tư vấn:

      Trước hết, do bạn không nói rõ tỷ lệ thương tật của bố bạn là bao nhiêu, cho nên xin chia thành hai trường hợp.

      _ Trường hợp sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự:

      Theo quy định tại Điều 104, Bộ luật hình sự có quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác như sau:

      “1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

      a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

      b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

      Xem thêm: Tỷ lệ thương tích khi gãy xương sườn và tổn thương phổi

      c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

      d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

      đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

      e) Có tổ chức;

      g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

      h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

      i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

      k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

      Xem thêm: Tố cáo hành vi đánh người? Xử lý hành vi đánh người gây thương tích?

      2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

      3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

      4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân”.

      Như vậy, với hành vi cố ý gây thương tích mà tỷ lệ thương tích của bố bạn trên 11% bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu cơ quan công an sẽ tiến hành khởi tố vụ án, truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp này. Với trường hợp bị truy cứu hình sự thì bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu đòi bồi thường của bạn với hành vi gây thiệt hại về sức khỏe của bên kia.

      _ Trường hợp bị xử lí vi phạm hành chính:

      Tại Điều 5 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP, Nghị định về  xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chồng tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định:

      “2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

      a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau”;

      Xem thêm: Tội cố ý gây thương tích cho người khác dùng hung khí nguy hiểm

      Với quy định như vậy, hành vi cố ý gây thương tích của người kia gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bố bạn mà chưa đến mức truy cứu hình sự thì hành vi đó vẫn sẽ bị xử phạt hành chính.

      3. Phạm tội có tổ chức, trách nhiệm đối với hành vi cố ý gây thương tích

      Tóm tắt câu hỏi:

      Luật sư cho tôi hỏi em trai tôi xảy ra xô sát với một đối tượng khác và người bạn đi cùng em trai tôi có vào tham gia xô sát cùng em trai tôi chống trả đối tượng kia. Vậy luật sư cho tôi hỏi như vậy em trai tôi và bạn của em trai tôi có phải là phạm tội có tổ chức không? Nếu đối tượng kia tỉ lệ thương tật là 5% thì khung hình phạt như nào ? xin cảm ơn luật sư !!!?

      Luật sư tư vấn:

      Thứ nhất: Nếu đối tượng bị thiệt hại có hành vi hành hung em bạn trước thì có thể xác định hành động chống trả của em bạn có thể là hành vi phòng vệ chính đáng theo Điều 15, “Bộ luật hình sự 2015”:

      “Điều 15. Phòng vệ chính đáng

      1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

      Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

      Xem thêm: Dùng dao đâm người bị xử lý như thế nào?

      2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả  rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

      Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự.”

      Theo đó nếu như em và bạn của em bạn vì bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình mà chống trả lại một cách “cần thiết” người có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên thì không được coi là phạm tội. Nếu hành vi chống trả của em bạn và bạn của em bạn rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại thì được coi là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và phải chịu trách nhiệm hình sự. Theo Điều 106, “Bộ luật hình sự 2015” quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng như sau:

      “Điều 106. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

      1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

      2. Phạm tội đối với nhiều người thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm.”

      Theo đó nếu mức thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm. Trong trường hợp này mức độ thương tật của đối tượng kia là 5% thì sẽ không bị xử phạt hình sự mà sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

      Thứ hai: Nếu trong trường hợp em và bạn của em bạn xảy ra xô xát và hành hung người kia trước thì theo quy định tại Điều 104, “Bộ luật hình sự 2015” quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác: 

      Xem thêm: Mức xử phạt hành chính, mức phạt tù đối với tội cố ý gây thương tích

      “Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. 

      1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

      a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

      b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

      c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

      d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

      đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dường, thầy giáo, cô giáo của mình;

      e) Có tổ chức;

      Xem thêm: Mẫu đơn tố cáo đánh nhau, hành vi cố ý gây thương tích chi tiết nhất

      g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

      h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

      i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

      k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì  lý do công vụ của nạn nhân.

      2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

      3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật  từ  61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

       4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.”

      Theo đó nếu mức thương tật của người kia dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1, Điều 104 Bộ luật hìnhsự 1999 như dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn nguy hại cho nhiều người, cố ý gây thương tật, có tính chất côn đồ, có tổ chức… Trong đó theo Khoản 3, Điều 20, Bộ luật hìnhsự 1999 thì: 

      Xem thêm: Phân tích cấu thành, mức phạt tù đối với tội cố ý gây thương tích

      “Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.”

      Nếu có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm thì được coi là đồng phạm của nhau. Do vậy trong trường hợp này của em bạn có thể coi là phạm tội có tổ chức và gây thương tích cho người bị hại dưới 11%. Vậy nên em và bạn của em bạn có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc có thể bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm khi có yêu cầu khởi tố vụ án hình sự từ bên phía người bị hại theo quy định tại Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự 2003.

      Ngoài ra em bạn và bạn của em bạn còn có trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 609, “Bộ luật dân sự 2015”.

      “Điều 609. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm

      1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

      a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

      b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

      c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

      Xem thêm: Xử phạt hành vi cố ý gây thương tích? Đồng phạm cố ý gây thương tích?

      2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định”

      Theo đó phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; Bồi thường cho thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại; hoặc chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

      4. Luật sư tư vấn tội cố ý gây thương tích

      Tóm tắt câu hỏi:

      Chào luật sư cho em hỏi em có đánh người gây thương tích 4% em dùng cây đánh trúng đầu và chém 1 cái trúng chân, như vậy em bi tòa án ghép em điểm a) và điểm i) Khoản 1 Điều 104 “Bộ luật hình sự 2015” như vậy em có ở tù không? Mà tại sao hội đồng xét xử xét xử em là 1 năm tù giam?

      Luật sư tư vấn:

      Căn cứ Điều 104 “Bộ luật hình sự 2015” quy định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác như sau:

      “1.Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

      a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

      Xem thêm: Tố cáo công an đánh người, bảo vệ đánh người gây thương tích

      b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

      c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

      d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

      đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

      e) Có tổ chức;

      g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

      h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

      i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

      Xem thêm: Thủ tục kiện đánh người gây thương tích? Tố cáo hành vi đánh người?

      2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

      … “

      Theo hướng dẫn tại tiểu mục 2.2, mục 2, Phần I của Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTPthì phương tiện nguy hiểm nguy hiểm được hiểu là:

      “2.2. “Phương tiện nguy hiểm” là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khoẻ của người bị tấn công.”

      Theo như bạn trình bày, bạn gây tỷ lệ thương tật cho người bị hại là 4%, bạn có sử dụng hung khí nguy hiểm, có tính chất côn đồ như vì lý do nhỏ nhặt mà đánh nhau, dùng vũ lực uy hiếp người khác khuất phục mình… hoặc thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm theo quy định tại Điều 49 “Bộ luật hình sự 2015” do đó bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 104 “Bộ luật hình sự 2015”, khung hình phạt là phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

      Khoản 1 Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định về những trường hợp khởi tố theo yêu cầu như sau:

      “1. Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.”

      Như vậy, đối với trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 104 “Bộ luật hình sự 2015”, cơ quan điều tra chỉ khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của người bị hại. Nếu bạn thỏa thuận được với người bị hại để người bị hại làm đơn bãi nại cho bạn thì bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

      Xem thêm: Tội danh cố ý gây thương tích? Cố ý gây thương tích đi tù mấy năm?

      5. Hành vi cố ý gây thương tích làm tổn hại sức khỏe 10%

      Tóm tắt câu hỏi:

      Tình huống: chỉ vì uống rượu say và có mâu thuẫn nhỏ với những người thuê phòng trọ của mình H đã dùng dao bầu dài 62cm chém nhiều nhát vào đầu anh T, anh T né tránh và dùng tay đỡ nên chỉ bị đứt ngón 3 và ngón 4, xước nhẹ phần đầu và phần mềm trên cẳng tay trái. H rút tiếp một con dao khác dài 32cm từ lưng quần ra đâm 2 nhát vào thành ngực trái và hông trái của anh T, sau đó H chạy ra ngoài bỏ trốn. anh T được đưa đi cấp cứu kịp thời nên chỉ bị thương tật 10%. Vậy H phạm tội gì? tội phạm đó ở giai đoạn nào, giải thích cấu thành tội phạm?

      Luật sư tư vấn:

      Xét vào tình huống trên có thể thấy có dấu hiệu cấu thành tội phạm hình sự:

      Chủ thể của tội phạm là người có năng lực TNHS, đạt độ tuổi luật định và đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể. Người có năng lực TNHS theo luật hình sự Việt Nam là người đạt độ tuổi chịu TNHS cụ thể Điều 12 Bộ luật hìnhsự 1999:

      “1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

      2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc  tội phạm  đặc biệt nghiêm trọng.” 

      Không thuộc trường hợp ở trong tình trạnh không có năng lực TNHS Điều 13 “Bộ luật hình sự 2015”: 

      Xem thêm: Bài tập tình huống về tội mua bán trái phép chất ma túy, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng và cố ý gây thương tích

      “1. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

      2. Người phạm tội  trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng đã lâm vào tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này trước khi bị kết án, thì cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.”

      Như vậy, trong trường hợp này nếu H thuộc tình trạng được quy định tại Khoản 1 Điều 12 đạt độ tuổi chịu TNHS thì phải chịu TNHS. Nếu thuộc khoản 2 Điều 12 “Bộ luật hình sự 2015” thì phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh và vẫn phải chịu TNHS.

      Trong trường hợp trên anh H thực hiện hành vi trong tình trạng say rượu vẫn phải chịu TNHS. Căn cứ “Điều 14. Phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác

      Người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.”

      Khách thể trực tiếp của tội phạm là quan hệ xã hội cụ thể bị loại tội phạm cụ thể trực tiếp xâm hại.

      Khách thể trong trường hợp này đã gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của người khác. Ở đây, đối tượng tác động trực tiếp là tính mạng của anh T.

      Hanh-vi-co-y-gay-thuong-tich-lam-ton-hai-suc-khoe-10

      Xem thêm: Đánh người gây thương tích bao nhiêu % thì bị xử lý hình sự?

       Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

      Trong mặt khách quan có hành vi, hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.

      Hành vi bao gồm những biểu hiện thể hiện ra bên ngoài được ý thức kiểm soát và ý chí điều khiển. Cụ thể trong tình huống trên hành động

      Hậu quả gây ra làm cho anh T bị thương tật 10%.

      Hậu quả trên là kết quả của hành vi của H tác động đến anh T.

      Chủ quan của tội phạm bao gồm cấu thành lỗi, động cơ và mục đích

      Lỗi của anh H trong trường hợp này có thể thấy lỗi cố ý trực tiếp vì khi thực hiện hành vi trên anh H buộc phải “nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra”.

      Động cơ, mục đích phạm tội của H trong trường hợp này có thể chia ra hai trường hợp:

      + Trong trường hợp anh H muốn giết anh T cụ thể là đâm vào vùng trọng yếu thì có thể anh H bị truy cứu tội giết người theo Điều 93 “Bộ luật hình sự 2015”. Hành vi mặt khách quan đã hoàn thành  vì hành vi phạm tội đã thỏa mãn hết các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm xong kết quả chưa đạt.

      + Trong trường hợp anh H chỉ muốn gây thương tích cho anh T thì sẽ bị truy cứu cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác căn cứ Điểm a,b Khoản 1 Điều 104 “Bộ luật hình sự 2015”.

        Theo dõi chúng tôi trên
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Cố ý gây thương tích

        Cố ý gây thương tích cho người khác

        Cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người

        Gây thương tích

        Thương tích


        CÙNG CHỦ ĐỀ

        Phân biệt tội chống người thi hành công vụ và tội cố ý gây thương tích

        Hiện nay, thực tế người dân hoặc kể cả những người thực hiện pháp luật cũng hay bị nhầm lẫn về tội danh giữa tội cố ý gây thương tích và tội chống người thi hành công vụ. Dưới đây là bài phân tích phân biệt tội chống người thi hành công vụ và tội cố ý gây thương tích.

        Phân biệt tội giết người chưa đạt và tội cố ý gây thương tích

        Quy định về tội cố ý gây thương tích. Quy định về tội giết người chưa đạt. Phân biệt tội giết người chưa đạt và tội cố ý gây thương tích.

        Mẫu đơn tố cáo đánh người gây thương tích? Nộp đơn ở đâu?

        Mẫu đơn tố cáo và nơi tiếp nhận đánh người gây thương tích? Thủ tục hồ sơ nộp đơn tố cáo đánh người gây thương tích?

        Cố ý gây thương tích là gì? Tội cố ý gây thương tích theo Bộ luật hình sự?

        Cố ý gây thương tích là gì? Tội cố ý gây thương tích theo Bộ luật hình sự?

        Mẫu đơn yêu cầu Công an xã lập biên bản về hành vi gây thương tích chi tiết nhất

        Đơn yêu cầu Công an xã lập biên bản về hành vi gây thương tích là gì? Mẫu đơn yêu cầu Công an xã lập biên bản về hành vi gây thương tích? Hướng dẫn soạn thảo đơn yêu cầu Công an xã lập biên bản về hành vi gây thương tích chi tiết nhất? Một số quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Công an xã? Một số quy định của pháp luật về xử phạt đối với hành vi gây thương tích?

        Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

        Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là gì? Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tiếng Anh là gì? Cấu thành của Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác? Hình phạt của Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác? Tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% tương ứng là bao nhiêu?

        Mẫu đơn xin bãi nại cố ý gây thương tích và hướng dẫn viết đơn chi tiết nhất

        Đơn xin bãi nại cố ý gây thương tích là gì? Mẫu đơn xin bãi nại cố ý gây thương tích 2021 mới nhất? Hướng dẫn mẫu đơn bãi nại cố ý gây thương tích? Các vấn đề pháp lý liên quan?

        Tội gây thương tích cho người khác trong khi thi hành công vụ

        Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ là gì? Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ tiếng Anh là gì? Cấu thành tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ? Hình phạt của tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ?

        Mẫu đơn tố cáo đánh nhau, hành vi cố ý gây thương tích chi tiết nhất

        Đơn tố cáo đánh nhau, hành vi cố ý gây thương tích là gì? Khi nào soạn thảo đơn cáo đánh nhau, hành vi cố ý gây thương tích? Mẫu đơn tố cáo đánh nhau, hành vi cố ý gây thương tích 2021 mới nhất? Hướng dẫn cách soạn thảo mẫu đơn tố cáo đánh nhau, hành vi cố ý gây thương tích chi tiết nhất? Thủ tục nộp đơn tố cáo đánh nhau, hành vi cố ý gây thương tích? Mức phạt đối với tội đánh người, hành vi cố ý gây thương tích? Một số lưu ý cơ bản khi viết đơn tố cáo đánh người gây thương tích?

        Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

        Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là gì? Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh tiếng Anh là gì? Cấu thành tội phạm? Hình phạt? Như nào là trạng thái tinh thần bị kích động mạnh?

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: dichvu@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: danang@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Scroll to top
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường
          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ