Phạm nhân được hiểu là người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân dưới bản án của cơ quan có thẩm quyền là Tòa án nhân dân các cấp ra Quyết định. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành về thi hành án hình sự thì xử lý khi phạm nhân có dấu hiệu tâm thần như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Xử lý khi phạm nhân có dấu hiệu tâm thần như thế nào?
Phạm nhân là người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân. Tại khoản 3 Điều 55 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về những chế độ chăm sóc y tế đối với phạm nhân:
Điều này quy định đối với những phạm nhân có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất về khả năng nhận thức hoặc về khả năng điều khiển hành vi của mình, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh đề nghị đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu nơi phạm nhân chấp hành án phạt tù trưng cầu giám định pháp y tâm thần. Khi đã có kết luận giám định là người đó mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc về khả năng điều khiển hành vi thì Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu nơi mà phạm nhân chấp hành án ra quyết định về tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù và áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh đối với người đó. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý phạm nhân thuộc đối tượng bắt buộc chữa bệnh ở tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Theo quy định này, khi phạm nhân có dấu hiệu tâm thần thì trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh đề nghị đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu nơi phạm nhân đang chấp hành án phạt tù trưng cầu giám định pháp y tâm thần. Sau khi đã có kết luận giám định là người đó bị mắc bệnh tâm thần thì Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu nơi mà phạm nhân chấp hành án ra quyết định về tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù và áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh đối với người đó.
Thêm nữa, tại khoản 5 Điều 9 Nghị định 133/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi hành án hình sự quy định đối với những phạm nhân mà có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm giảm khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, trong thời gian chờ Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu nơi phạm nhân đang chấp hành án phạt tù ra quyết định việc trưng cầu giám định pháp y tâm thần, Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân phải phối hợp với bệnh viện tâm thần tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khoa tâm thần bệnh viện đa khoa cấp tỉnh hoặc là bệnh viện cấp quân khu nơi đơn vị đóng quân tổ chức khám và điều trị theo quy định của pháp luật.
Như vậy, qua các quy định trên thì xử lý khi phạm nhân có dấu hiệu tâm thần như sau:
- Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh đề nghị đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu nơi phạm nhân chấp hành án phạt tù trưng cầu giám định pháp y tâm thần
- Trong khi chờ Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu nơi phạm nhân đang chấp hành án phạt tù ra quyết định việc trưng cầu giám định pháp y tâm thần, Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân phải phối hợp với bệnh viện tâm thần tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khoa tâm thần bệnh viện đa khoa cấp tỉnh hoặc là bệnh viện cấp quân khu nơi đơn vị đóng quân tổ chức khám và điều trị theo quy định của pháp luật.
- Sau khi có kết luận giám định là người đó mắc bệnh tâm thần thì khi đó Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu nơi phạm nhân chấp hành án ra quyết định việc tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù và áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh đối với người đó.
2. Phạm nhân có dấu hiệu tâm thần có được giam giữ riêng:
Khoản 2 Điều 30 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định trong các khu giam giữ (bao gồm có khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án phạt tù trên 15 năm, tù chung thân, phạm nhân thuộc ở trong trường hợp tái phạm nguy hiểm/khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án phạt tù từ 15 năm trở xuống; phạm nhân đang có mức án phạt tù trên 15 năm đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù và thời hạn chấp hành án đang còn lại dưới 15 năm; phạm nhân thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm, đã chấp hành một phần hai của thời hạn chấp hành án phạt tù và đã được giảm thời hạn chấp hành án/buồng kỷ luật đối với phạm nhân bị kỷ luật) thì những phạm nhân dưới đây được bố trí giam giữ riêng:
- Phạm nhân là nữ;
- Phạm nhân là người đang dưới 18 tuổi;
- Phạm nhân là một người nước ngoài;
- Phạm nhân là người đang mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm;
- Phạm nhân có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của chính mình trong thời gian chờ quyết định của Tòa án;
- Phạm nhân mà có con dưới 36 tháng tuổi theo mẹ vào trại giam;
- Phạm nhân thường xuyên có vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân.
Theo quy định trên, một trong các trường hợp được bố trí giam giữ riêng trong các khu giam giữ đó chính là trường hợp phạm nhân có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần. Như vậy, có thể khẳng định được rằng phạm nhân có dấu hiệu tâm thần được giam giữ riêng trong các khu giam giữ.
3. Quy định đưa phạm nhân tâm thần vào cơ sở bắt buộc chữa bệnh để điều trị:
Điều 137 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về Đưa người vào cơ sở bắt buộc chữa bệnh, Điều này quy định về đưa người vào cơ sở bắt buộc chữa bệnh như sau:
- Ngay sau khi nhận được quyết định áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh, cơ quan đang giải quyết vụ án ở trong giai đoạn điều tra hoặc trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện trong giai đoạn thi hành án phải có nhiệm vụ giao người bị bắt buộc chữa bệnh và hồ sơ kèm theo cho cơ sở chữa bệnh tâm thần được chỉ định theo như quyết định của Viện kiểm sát hoặc là quyết định của Tòa án, đồng thời phải sao gửi quyết định về việc áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh cho cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
- Cơ sở chữa bệnh tâm thần được Viện kiểm sát hoặc Tòa án chỉ định có trách nhiệm tiếp nhận những người bị bắt buộc chữa bệnh và hồ sơ kèm theo, lập biên bản giao nhận. Cơ quan có trách nhiệm đưa người vào trong cơ sở chữa bệnh tâm thần phải thông báo cho phía gia đình hoặc thân nhân của người bị bắt buộc chữa bệnh về nơi người đó đang chữa bệnh.
Theo đó, ngay sau khi nhận được quyết định áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh thì khi đó trại giam cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện trong giai đoạn thi hành án có nhiệm vụ thực hiện giao người bị bắt buộc chữa bệnh tâm thần và hồ sơ kèm theo cho cơ sở chữa bệnh tâm thần được chỉ định theo như quyết định của Tòa án, đồng thời sao gửi quyết định về việc áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh cho cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng. Các cơ sở chữa bệnh tâm thần được Tòa án chỉ định có những trách nhiệm sau:
- Tiếp nhận người bị bắt buộc chữa bệnh tâm thần và hồ sơ kèm theo, lập biên bản giao nhận.
- Quản lý, tổ chức điều trị bệnh cho người bị bắt buộc chữa bệnh tâm thần và không được phân biệt đối xử.
- Phải lập biên bản và thông báo ngay cho cơ quan đề nghị áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh và phía gia đình của người đó biết để phối hợp truy tìm, đưa người đó trở lại vào cơ sở chữa bệnh tâm thần khi người bị bắt buộc chữa bệnh bỏ trốn.
THAM KHẢO THÊM: