Ngày nay hôn nhân tiến bộ dựa trên sự tự nguyện của hai bên. Tuy nhiên, nhiều trường hợp gia đình vẫn ép buộc con cái kết hôn. Vậy ép buộc kết hôn là gì? Xử lý trường hợp bố mẹ ép đăng ký kết hôn, cấm cản kết hôn như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Ép buộc kết hôn là gì?
Ép buộc kết hôn là dùng quyền lực bắt người khác phải kết hôn trái với ý muốn của họ. Hành vi ép buộc kết hôn trái với nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.
Liên quan đến trường hợp nêu trên Luật Hôn nhân & gia đình năm 2014 quy định như sau:
“Điều 2. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình
1. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng
Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”
Theo đó tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân & gia đình năm 2014 quy định như sau:
“a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;”
Như vậy, khi hai bạn đáp ứng đủ các điều kiện của pháp luật về việc kết hôn thì sẽ được pháp luật bảo vệ. Bất kỳ ai có hành vi cưỡng ép kết hôn hay cản trở cuộc hôn nhân của hai bạn đều là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý vi phạm theo
“Điều 55. Hành vi cưỡng ép kết hôn, ly hôn, tảo hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
1. Cưỡng ép người khác kết hôn, ly hôn, tảo hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác.
2. Cản trở người khác kết hôn, ly hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác.”
Ngoài ra nếu xét thấy có dấu hiệu của tội hình sự sẽ bị truy cứu trách nhiệm theo quy định tại Điều 181
“Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.”
2. Cha mẹ cưỡng ép con lấy vợ, ép lấy chồng:
Cưỡng ép kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn trái với ý muốn của họ. Hành vi cưỡng ép kết hôn là vi phạm pháp luật, do đó bất kỳ ai kể cả cha, mẹ khi có hành vi cưỡng ép con kết hôn sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
Như vậy, khi có trường hợp cưỡng ép kết hôn này xảy ra thì người bị cưỡng ép có quyền tố cáo lên cơ quan có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 55
Trường hợp việc kết hôn đã được thực hiện, thì những người theo quy định tại Điều 10 Luật Hôn nhân & gia đình có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật như sau:
Điều 10. Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật
1. Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này.
2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật này:
a) Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.”
Khi có đủ cơ sở thì Tòa án thụ lý giải quyết vụ việc và ra Quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật. Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật được quy định tại Điều 17 Luật Hôn nhân & gia đình năm 2014 như sau:
“Điều 17. Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật
1. Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.
2. Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.
3. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 16 của Luật này.”
3. Bố mẹ có quyền cấm hai con kết hôn không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi tên là Nguyễn Sĩ Tuấn Linh, người yêu tôi là Nguyễn Minh Lan, bố của cô ấy tên là Nguyễn Sĩ Tuấn Sơn. Khi tôi về ra mắt nhà người tôi thì bố mẹ cô ấy nhất quyết bảo chúng tôi bỏ nhau vì gia đình chúng tôi cũng họ hàng với nhau. Nhưng tôi đã về hỏi bố mẹ tôi và chắc chắn rằng không hề cùng họ, có họ nhưng phạm vi 6 đời rồi. Vậy có phải cứ trùng đệm họ là không được kết hôn đúng không luật sư?
Luật sư tư vấn:
Luật Hôn nhân & gia đình năm 2014 cấm kết hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 5 như sau:
“2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;
e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
h) Bạo lực gia đình;
i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.”
Theo đó, pháp luật không cấm những người có cùng họ kết hôn với nhau. Chiếu theo sự việc bạn trình bày thì mặc dù họ của bố người bạn và bạn trùng nhau, nhưng về bản chất hai bên lại không họ hàng gì trong phạm vi 3 đời bị cấm. Vì vậy, khi bạn và người yêu bạn muốn kết hôn chỉ cần đảm bảo các điều kiện kết hôn tại Điều 8 và không thuộc trường hợp cấm tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân & gia đình năm 2014 thì sẽ được kết hôn.
4. Bị ép đăng ký kết hôn thì phải xử lý như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Người yêu của em đang bị gia đình ép lấy người mà cô ấy không yêu. Cô ấy không đồng ý và giờ gia đình cô ấy bắt cô ấy đi đăng ký kết hôn. Cô ấy đi và đã ký vào 1 tờ giấy gì đó có nội dung là đủ tuổi đăng ký kết hôn hợp pháp gì đó. Nhưng cô ấy nhất quyết không xuất trình chứng mình nhân dân và bỏ về. Vậy cho em hỏi cô ấy đã chính thức làm vợ người kia chưa và thủ tục như vậy có tác dụng gì? Và nếu mà người làm ở xã mà cố tình làm xong thủ tục đăng ký kết hôn của cô ấy mà không được sự đồng ý của cô ấy thì sẽ bị làm sao?
Luật sư tư vấn:
Điều 18 Luật hộ tịch năm 2014 quy định về thủ tục đăng ký kết hôn như sau:””
“1. Hai bên nam, nữ nộp
2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của
Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc”.
Theo đó, nếu như hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ thì lúc này sẽ được công nhận là vợ chồng có đăng ký kết hôn hợp pháp.
Trong trường hợp của bạn, có thể là bạn gái của bạn mới ký vào tờ khai đăng ký hôn chứ chưa ký vào giấy đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, để xác định chính xác, bạn gái của bạn nên chủ động liên hệ với nơi bạn gái của bạn đến đăng ký kết hôn để biết rõ được chính xác bạn gái của bạn ký vào tờ giấy với nội dung gì.
Nếu trong trường hợp bạn gái của bạn không muốn kết hôn với người kia và bị gia đình ép thì trường hợp này là kết hôn trái pháp luật. Theo đó, bạn gái bạn hoặc những người được quy định tại Điều 10 Luật Hôn nhân & gia đình năm 2014 có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.
5. Bố mẹ có quyền ép buộc con cái lấy chồng, lấy vợ không?
Tóm tắt câu hỏi:
Mình tên My, sinh năm 1999. Mình không muốn bước vào một cuộc hôn nhân không hạnh phúc nhất là giờ đây mình đang bị gia đình người thân ép lấy anh ta. Mình nói thật là mình không có tình cảm gì với anh ta, chỉ xem anh ta là người bạn, người anh thôi. Mình cũng đã nói chuyện với gia đình nhiều lần nhưng gia đình mình không chịu hiểu cho mình. My chưa muốn lập gia đình vì My còn quá trẻ, còn ước mơ sự nghiệp của mình nữa. Mong Luật sư tư vấn.
Luật sư tư vấn:
Theo điểm b khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân & gia đình năm 2014 quy định tại về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
‘…
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
…’
Hành vi cưỡng ép kết hôn là một trong những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm trong trường hợp này. Bất kỳ ai có hành vi cưỡng ép kết hôn đều bị xử lý vi phạm kể cả cha, mẹ, người thân thích. Vì vậy, bạn có thể tố cáo hành vi này lên cơ quan có thẩm quyền để buộc họ chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật theo quy định tại Điều 55 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Trường hợp có dấu hiệu của tội hình sự thì sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 181
“Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.”