Trong dự án công trình xây dựng, công ty đầu tư thường nhờ bên cai thầu làm trung gian thực hiện chi trả lương cho công nhân. Điều này dẫn đến rất nhiều rủi ro cho quyền lợi của người lao động. Vậy, phải làm gì khi cai thầu bỏ trốn không trả lương cho công nhân?
Mục lục bài viết
- 1 1. Cai thầu ôm lương bỏ trốn thì ai thực hiện việc trả lương cho công nhân?
- 2 2. Cách giải quyết khi Công ty đầu tư không thực hiện trả lương khi chủ thầu ôm tiền bỏ chạy:
- 3 3. Thủ tục khởi kiện tại Tòa án khi Công ty đầu tư không trả lương công nhân:
- 4 4. Nếu người cai thầu không trả lương cho người lao động bị xử lý như thế nào?
1. Cai thầu ôm lương bỏ trốn thì ai thực hiện việc trả lương cho công nhân?
Tiền lương được hiểu là khoản tiền mà người sử dụng lao động sau khi sử dụng sức lao động và kiếm ra được lợi nhuận từ người lao động thì phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền công trên cơ sở giao kết hợp đồng lao động hoặc thực hiện công việc cụ thể. Hiện nay, những dự án hoặc công trình thì nhà đầu tư trả lương thông qua người cai thầu để hỗ trợ vấn đề quản lý việc chi trả tiền lương cho nhân công.
Mặc dù bên chủ đầu tư (công ty) không trực tiếp làm việc với người lao động nhưng hai đối tượng bao gồm là công ty và người cai thầu có sự tin tưởng, ủy quyền cho việc trả lương thì cũng phải chịu những ràng buộc nhất định và người cai thầu phải có nghĩa vụ nhận tiền từ công ty và trả tiền lương cho những người khác trong sự quản lý của người cai thầu.
Nên trong trường hợp cai thầu nhận được tiền lương của người lao động từ chủ đầu tư mà người này có mục đích xấu là ôm tiền bỏ trốn thì người lao động có quyền yêu cầu chủ đầu tư thực hiện việc chi trả. Cụ thể,
– Khi chủ đầu tư tin tưởng vào người cai thầu nên đồng ý sử dụng người này giữ vai trò trung gian thực hiện nghĩa vụ này thì người sử dụng lao động là chủ chính cũng cần có bản danh sách và địa chỉ của những người này kèm theo danh sách những người lao động làm việc với họ. Trong quá trình xây dựng có trách nhiệm giám sát và phải bảo đảm việc họ tuân thủ quy định của pháp luật về trả lương, an toàn, vệ sinh lao động;
– Trên thực tế, tồn tại trường hợp người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian tương tự không thực hiện nghĩa vụ trả lương hoặc trả lương không đầy đủ và không bảo đảm các quyền lợi khác cho người lao động thì trách nhiệm thực hiện và hoàn thành hết nghĩa vụ này thuộc chủ chính;
– Sau khi chủ chính đã khắc phục được thiếu sót về tiền lương chế độ của người lao động thì người sử dụng lao động là chủ chính có quyền yêu cầu người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian tương tự đền bù hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Khoản 2, điều 100 đã nói rõ ràng rằng : Khi người cai thầu ôm tiền bỏ trốn, không trả lương cho công nhân thì người công nhân có quyền yêu cầu người sử dụng lao động là người chủ chính (công ty đầu tư) phải có trách nhiệm trả lương cho các bạn. Việc người cai thầu cầm tiền lương bỏ trốn không phải là lý do để quyền lợi của người lao động bị xâm phạm. Trách nhiệm trả tiền lương vẫn phải thực hiện theo đúng ngày, đúng theo thỏa thuận các bên. Còn về người cai thầu bỏ trốn thì đó là quan hệ giữa người cai thầu và công ty nên công ty sẽ có động thái yêu cầu người cai thầu hoàn trả lại khoản tiền này hoặc tiến hành khởi kiện người này ra Tòa án có thẩm quyền.
2. Cách giải quyết khi Công ty đầu tư không thực hiện trả lương khi chủ thầu ôm tiền bỏ chạy:
2.1. Gửi yêu cầu trực tiếp đến ban lãnh đạo công ty yêu cầu giải quyết tiền lương:
Hợp đồng lao động là xuất phát từ ý chí nguyện vọng của các bên nên sự thỏa thuận của các bên luôn được để cao và tôn trọng. Vì vậy, mọi vấn đề phát sinh trong trong quan hệ lao động đều được ưu tiên giải quyết bằng thỏa thuận;
Nếu hai bên có thể giải quyết được mâu thuẫn thông qua sự trao đổi với nhau thì nó phát huy được hết ưu điểm của cách giải quyết này đó là tối ưu, nhanh chóng và ít tốn kém nhất. Tuy nhiên, nếu công ty đã cố tình không trả lương thì việc giải quyết sẽ trở nên khá khó khăn.
2.2. Người lao động có thể khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội:
Căn cứ Điều 15
Thời hạn thụ lý: 07 ngày làm việc kể từ ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền.
Thời hạn giải quyết: Không quá 45 ngày (vụ việc phức tạp không quá 60 ngày), kể từ ngày thụ lý; Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày (vụ việc phức tạp không quá 90 ngày), kể từ ngày thụ lý.
Cá nhân hoàn toàn có quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án theo thủ tục tố tụng hành chính khi việc khiếu nại lần hai không được giải quyết đúng thời hạn hoặc không đồng ý với quyết định giải quyết ( Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định 24).
2.3. Khởi kiện tại Tòa án:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 188 BLLĐ năm 2019, tranh chấp về tiền lương bắt buộc phải trải qua thủ tục hòa giải bởi Hòa giải viên Lao động, sau đó mới được khởi kiện tại Tòa án.
Căn cứ khoản 3 Điều 190 BLLĐ năm 2019, thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp là 01 năm kể từ ngày phát hiện quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
Người lao động gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi chủ đầu tư đặt trụ sở ( hoặc nơi bị đơn đang cư trú) và thực hiện các thủ tục tố tụng dân sự theo hướng dẫn của Tòa án.
3. Thủ tục khởi kiện tại Tòa án khi Công ty đầu tư không trả lương công nhân:
3.1. Chuẩn bị hồ sơ:
Khi đó, người lao động cần chuẩn bị hồ sơ sau để tiến hành khởi kiện tại Tòa về hành vi người sử dụng lao động chậm trả lương hay quỵt lương:
– Chuẩn bị 01 mẫu đơn khởi kiện;
– Các thông tin về Giấy tờ tùy thân của người lao động như căn cước công dân còn giá trị sử dụng;
– Tài liệu chứng minh người khởi kiện thực hiện theo hợp đồng làm việc có sự ủy quyền từ chủ đầu tư để người chủ thầu thực hiện nghĩa vụ này;
– Tài liệu chứng minh người sử dụng lao động không thanh toán, chậm thanh toán lương;
– Có thêm biên bản hòa giải không thành của Hòa giải viên Lao động.
3.2. Thủ tục quy trình xử lý vụ kiện không trả lương công nhân:
Bước 1. Chuẩn bị đơn, hồ sơ khởi kiện
Người khởi kiện nộp đơn đến Tòa án có thẩm quyền cùng với đó gửi theo đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ về việc gọi điện đòi tiền lương.
Bước 2: Xem xét hồ sơ
Sau khi tiếp nhận đơn khởi kiện từ người khởi kiện thì Tòa án có trách nhiệm trong việc tiến hành xem xét đơn nếu hợp lệ. Nếu đảm bảo giấy tờ trên sẽ được Tòa gửi thông báo nộp tiền tạm ứng án phí.
Bước 3: Thụ lý vụ án
Trong thời gian 7 ngày kể từ ngày nhận được thông báo từ tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí người khởi kiện phải thực hiện nghĩa vụ này sau đó tòa án mới tiếp tục tiến hành thụ lý vụ án.
Bước 4: Đưa ra xét xử
Sau khi nhận được biên lai đóng tiền tạm ứng án phí của người khởi kiện thì trong thời hạn 3 ngày Tòa án phải tiến hành thụ lý vụ án và đưa vụ án ra xét xử theo quy định của pháp luật.
4. Nếu người cai thầu không trả lương cho người lao động bị xử lý như thế nào?
Mặc dù người lao động có quyền yêu cầu công ty đầu tư thực hiện chi trả tiền lương nếu chủ thầu ôm tiền bỏ trốn. Tuy nhiên, có trường hợp người lao động ký hợp đồng với cai thầu thì người cai thầu này đương nhiên có trách nhiệm tuân thủ pháp luật về việc trả lương cho người lao động theo đúng quy định pháp luật.
Căn cứ theo Điều 3 Luật Lao động 2019 có quy định: Người sử dụng lao động có thể là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân thực hiện việc thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; Cá nhân được người sử dụng lao động ký hợp đồng lao động phải đảm bảo năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Đồng thời, theo Điều 13 Bộ Luật Lao động 2019 có giải thích về hợp đồng lao động, cụ thể: Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Như vậy, từ các quy định trên nếu người cai thầu có hành động thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận sẽ được coi là người sử dụng lao động.
Khi người cai thầu và người lao động thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên thì sẽ được xem là hợp đồng lao động và sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp luật.
Do đó, trường hợp người cai thầu không trả lương cho người lao động sẽ bị xử phạt theo Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về hành vi vi phạm quy định về tiền lương:
Người sử dụng lao động có những hành vi dưới đây sẽ áp dụng mức hình phạt tương ứng với lỗi vi phạm:
+ Trả lương không đúng hạn theo quy định của pháp luật; Có hành vi không trả hoặc khi trả không đầy đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận được ghi nhận giữa các bên;
+ Người lao động làm thêm giờ nhưng không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm việc vào ban đêm; không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật;
+ Kiểm soát hoặc gây hạn chế, can thiệp vào quyền tự định đoạt về quản lý chi tiêu lương của người lao động; Bắt ép người lao động sử dụng lương của mình mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định;
+ Tự ý thực hiện khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương theo quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động hoặc trong thời gian đình công;
+ Những ngày nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì người lao động được hưởng bù chế độ này nhưng người sử dụng lao động lại không trả hoặc trả không đủ tiền lương của người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm; Trong trường hợp bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật nhưng không tạm ứng hoặc tạm ứng không đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc;
+ Ngoài ra, hành động không trả đủ tiền lương cho người lao động cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc trong trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động.
Như vậy, các cá nhân có hành vi vi phạm nêu trên sẽ bị áp dụng mức xử phạt thấp nhất là từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động; Thậm chí, mức cao nhất lên từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Không chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính mà cá nhân vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ Luật Lao động năm 2019;
–
– Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định về tiền lương.