Xử lý hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Muốn khởi kiện hành vi này thì làm như thế nào?
Xử lý hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Muốn khởi kiện hành vi này thì làm như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Cuối năm 2015 tôi phát hiện chồng tôi sống cùng người khác, có con chung được gần 1 năm tuổi. Theo quy định của pháp luật, làm sao để hai người bị xử lí do có hành vi chung sống phạm pháp đó? Tôi muốn kiện chồng để anh ta có trách nhiệm trong thời gian tôi nuôi con một mình và cả sau khi ly hôn?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, “người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ” là hành vi bị cấm. Do đó, chồng bạn chung sống với người phụ nữ khác khi hai vợ chồng bạn chưa ly hôn là hành vi vi phạm pháp luật.
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm của chồng bạn và cô gái kia mà họ có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Nghị định 67/2015/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp sửa đổi Khoản 1 Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP về Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng:
"1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
đ) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha mẹ nuôi với con nuôi;
e) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân;
b) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người có cùng dòng máu về trực hệ.”
Như vậy, hành vi chung sống với nhau như vợ chồng sẽ bị xử phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Ngoài ra, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng được quy định tại Điều 147 Bộ luật hình sự năm 1999 như sau:
“Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm…”.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Chị có quyền làm đơn tố cáo gửi trực tiếp tới Công an nhân dân cấp huyện nơi hiện nay chồng chị đang cư trú để tố cáo hành vi trên.
Theo trình bày của bạn, chồng bạn đã bỏ mặc mẹ con bạn từ khi ra nước ngoài làm việc, Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
"Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con”.
Điều 115 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng quy định nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng khi ly hôn như sau:
“Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình”.
Như vậy, dù chồng bạn chung sống với con bạn hay không thì anh ấy vẫn phải có trách nhiệm cấp dưỡng cho con bạn. Trong trường hợp vợ chồng bạn ly hôn, con bạn dưới 18 tuổi thì bạn có quyền yêu cầu chồng bạn cấp dưỡng nuôi con.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Xử lý trường hợp chung sống như vợ chồng trái pháp luật
– Quy định về trường hợp chung sống như vợ chồng trái pháp luật
– Chung sống như vợ chồng với người khác
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn luật hành chính trực tuyến miễn phí
– Tư vấn luật hôn nhân gia đình trực tuyến miễn phí qua điện thoại