Xử lý hành vi tàng trữ súng hoa cải. Thế nào là vũ khí quân dụng.
Xử lý hành vi tàng trữ súng hoa cải. Thế nào là vũ khí quân dụng.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Em trai tôi được một ông anh quen biết gửi 2 khẩu súng hoa cải trên xe. Sau khi ông anh đi về thì mấy người làm cho ông ta tụ tập đi đánh nhau. Em tôi có can ngăn nhưng không được nên em tôi có gọi điện cho ông ta. Sau đó mấy người kia trực tiếp lấy súng trên xe em tôi đi đánh nhau. Khi đi có 2 xe, mỗi xe 1 khẩu súng trong đó có cả xe của em tôi, vì giữ xe nên em tôi đã đi cùng nhưng không hề muốn tham gia đánh nhau. Trong khi đi thì vì em tôi sợ nên nói với người lái xe đi theo một hướng khác chứ không đi cùng với xe còn lại. Sau đó khi gặp lại xe kia ở chỗ khác thì xe kia thông báo là đã nổ súng. Hậu quả nạn nhân thương tật 13%. Lúc nổ súng thì xe em tôi không có mặt ở đó và cũng không hề hay biết. Sau đó ông anh kia biết chuyện và bảo em tôi đem súng đi cất. Vì sợ quá nên em tôi đã làm theo. Vậy em tôi sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào? Xin phép tư vấn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Căn cứ Điều 3 Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ quy định như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vũ khí gồm vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và các loại vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.
2. Vũ khí quân dụng gồm:
a) Súng cầm tay hạng nhỏ là vũ khí được thiết kế cho cá nhân sử dụng gồm súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên và các loại súng khác có tính năng, tác dụng tương tự;
b) Vũ khí hạng nhẹ gồm súng đại liên, súng cối dưới 100 mi-li-mét, (mm), súng ĐKZ, súng máy phòng không dưới 23 mi-li-mét (mm), súng phóng lựu, tên lửa chống tăng cá nhân, tên lửa phòng không vác vai, các loại vũ khí hạng nhẹ khác có tính năng, tác dụng tương tự;
c) Các loại bom, mìn, lựu đạn, đạn, ngư lôi, thủy lôi, hỏa cụ;
d) Vũ khí không thuộc danh mục vũ khí do Chính phủ ban hành nhưng có tính năng, tác dụng tương tự như vũ khí quân dụng.
3. Súng săn là súng dùng để săn bắn gồm súng kíp, súng hơi, các loại súng khác có tính năng, tác dụng tương tự.
… "
Theo đó, súng bắn đạn hoa cải được xem là súng tự chế, là loại súng khác có tình năng, tác dụng tương tự như vũ khí quân dụng. Do đó, súng bắn đạn hoa cải là vũ khí quân dụng.
Đối với người có hành vi tàng trữ súng hoa cải có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự theo quy định tại Điều 230 Bộ luật hình sự 1999:
“Điều 230. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự
1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
a) Có tổ chức;
b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;
c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
d) Gây hậu qủa nghiêm trọng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm:
a) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.”
Theo thông tin bạn cung cấp, em của bạn có giữ giúp một người quen 2 khẩu súng hoa cải trên xe; đây là hành vi tàng trữ do đó em của bạn có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định trên.
Đối với việc gây thương tật cho người bị hại 13%, em bạn không tham gia vụ việc đánh nhau gây thương tích do đó sẽ không bị xử lý liên quan đến Tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự 1999.